Phương án này được đưa ra vì dự báo lượng hành khách tập trung tại các nhà ga của dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ rất lớn khi công trình hoàn thành và đi vào hoạt động.
Những tuyến bus kết nối sẽ giúp rút ngắn thời gian đi bộ của hành khách khi trung chuyển giữa nhà ga đường sắt trên cao với các điểm đến và ngược lại.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được đưa vào vận hành cuối năm 2018, theo chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội kiến nghị Thủ tướng cho phép hai nhà đầu tư trong nước là Tập đoàn Vingroup và Công ty Cổ phần tập đoàn T&T nghiên cứu làm 3 tuyến đường sắt đô thị.Theo UBND TP Hà Nội, đến nay mới chỉ có 2 nhà đầu tư trên đăng ký xin triển khai thủ tục đề xuất dự án.
Vingroup đề xuất 2 đoạn tuyến gồm tuyến số 5 (đoạn Văn Cao - Hòa Lạc) dài 38,4 km và tuyến số 2 (đoạn Trần Hưng Đạo - Thượng Đình) dài 5,9 km. Còn T&T đề xuất đoạn tuyến số 4 (Mê Linh - Sài Đồng - Liên Hà, dài 54 km).
Cả hai nhà đầu tư đều cam kết khi được giao nghiên cứu đề xuất dự án sẽ tự nguyện ứng vốn để triển khai; không yêu cầu được bồi hoàn lại kinh phí và sẵn sàng bàn giao lại toàn bộ hồ sơ, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án cho UBND thành phố và đơn vị được lựa chọn để tiếp tục triển khai đầu tư. Trong trường hợp được lựa chọn là nhà đầu tư chính thức, các nhà đầu tư này được hạch toán chi phí vào chi phí của dự án.
Theo VTV