Hai Di sản văn hóa thời kỳ đầu hiện đại của Hàn Quốc vừa được ghi nhận
Ngày 14/7, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc xác nhận thêm hai di sản văn hóa, bao gồm Ngôi nhà UNESCO và "Tài liệu Báo cáo Hải quan Haegwan (Incheon, Busan và Wonsan)". Lễ trao chứng nhận Di sản văn hóa được tiến hành tại Ủy ban Quốc gia UNESCO Hàn Quốc ngày 15/7.
UNESCO House, địa điểm dành cho các hoạt động quy mô quốc tế, các hội nghị và hội thảo học thuật uy tín, được đánh giá là đã đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động giáo dục, khoa học và văn hóa trong suốt thời kỳ hiện đại.
UNESCO House được xây dựng vào năm 1967 bằng "phương pháp bức tường rèm", một kỹ thuật hiếm dùng vào thời điểm đó. Là công trình đầu tiên được áp dụng các kỹ thuật kiến trúc hiện đại, tòa nhà sở hữu các bức tường bên ngoài được dựng bằng kính trên các cột thép.
Ảnh: K Odyssey |
Ảnh: Four square |
Trước mặt tiền của tòa nhà, những banner được chạy liên tục để giới thiệu về nét đẹp di sản văn hóa Hàn Quốc. |
Cho đến ngày nay, UNESCO House được đánh giá là một ví dụ tiêu biểu của những công trình tòa nhà văn phòng những năm 1960.
Đây dự án đầu tiên của kiến trúc sư Pai Ki Hyung nhằm hiện thực hóa việc xây dựng bê tông cốt thép cao tầng ở trung tâm dày đặc của Seoul. Vào những năm 1950, UNESCO House được quy hoạch như một tòa nhà hiện đại với một khu phức hợp nhiều cơ sở văn hóa và văn phòng.
Ảnh: Four square |
Tài liệu báo cáo Haegwan (Haegwan là Hải quan) là tài liệu do Hải quan ba thành phố Incheon, Busan và Wonsan Haegwan lập nên. Họ là những người chịu trách nhiệm về thuế hải quan tại cảng mở vào những năm 1880 và 1890, báo cáo cho cơ quan hải quan trung ương.
Các tài liệu về thuế hải quan, xây dựng cảng, khảo sát nhượng quyền, tình trạng kinh doanh liên quan đến quản lý hải quan và các bản vẽ của cơ quan hải quan; hướng dẫn kiểm dịch phòng ngừa ban hành năm 1886 để ngăn chặn sự lây lan của bệnh tả cũng được thể hiện rõ ràng trong tài liệu nà.
"Tạp chí Phòng khám Jahye" có thể được đăng ký là Di sản Văn hóa thời kỳ đầu hiện đại của Hàn Quốc. Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc. |
"Tạp chí Viện Nghiên cứu Vệ sinh Nông thôn" có thể được ghi danh là Di sản Văn hóa thời kỳ đầu hiện đại của Hàn Quốc. Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc. |
Báo cáo của Haegwan (Hải quan) về việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh tả. Ảnh: Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc. |
Hồ sơ y tế của Bác sĩ Lee Young-chun đang được xem xét trở thành Di sản Văn hóa thời kỳ đầu hiện đại của Hàn Quốc
Vào cùng ngày, Cục Quản lý Di sản Văn hóa Hàn Quốc cũng phát ra thông báo rằng ba hồ sơ y tế do Bác sĩ Lee Young-chun viết bao gồm "Hồ sơ Phòng khám Jahye", "Hồ sơ Bệnh viện Gaejeongjungang" và "Hồ sơ Viện Nghiên cứu Vệ sinh Nông thôn" sẽ được xem xét trở thành Di sản Văn hóa thời kỳ đầu hiện đại của Hàn Quốc.
Bác sĩ Lee Young-chun (1903-1980) người thường được gọi là "Schweitzer của Hàn Quốc" (Albert Schweitzer là tiến sĩ, thầy thuốc, nhà triết học, thần học người Đức, sau mang quốc tịch Pháp), người cống hiến hết mình cho y tế và vệ sinh nông thôn.
Sinh ra ở tỉnh Nam Pyongan, bác sĩ Lee là người Hàn Quốc đầu tiên có bằng tiến sĩ y khoa. Sau giải phóng, ông thành lập bệnh viện Gaejeongjungang, tỉnh Bắc Jeolla, và dành cả đời để chữa bệnh cho nông dân và giáo dục người dân.
Hồ sơ Phòng khám Jahye được Bác sĩ Lee viết vào năm 1935 sau khi ông được bổ nhiệm làm giám đốc Phòng khám Jahye, một trung tâm y tế tại Trang trại Kumamoto ở Gunsan, do người Nhật điều hành, đồng thời điều trị cho hơn 20.000 nông dân.
Hồ sơ Bệnh viện Gaejeongjungang là hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Gaejeongjungang, được lập cho các bệnh nhân, hoặc bệnh nhân phẫu thuật có tình trạng khó điều trị tại phòng khám. Những hồ sơ này cho phép họ kiểm tra sức khỏe và tình trạng y tế của các nông dân.
Hồ sơ Viện Nghiên cứu Vệ sinh Nông thôn được viết bởi bác sĩ Lee sau khi ông thành lập Trung tâm Nghiên cứu Vệ sinh Nông thôn vào năm 1948, cũng được đánh giá cao. Hồ sơ cho thấy các dự án vệ sinh nông thôn khác nhau được thực hiện để bảo vệ sức khỏe của nông dân khỏi ký sinh trùng, bệnh lao, và các bệnh truyền nhiễm.
Tất cả hồ sơ đã được đăng ký trở thành di sản với tên gọi "Hồ sơ chăm sóc y tế vệ sinh nông thôn của Lee Young-chun".