Sông Nhuệ-Đáy ô nhiễm: Chưa làm tròn trách nhiệm khi sông ngày càng bẩn hơn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao UBND TP. Hà Nội, Bộ TNMT, NN&PTNT “xử lý ô nhiễm, khôi phục lại hiện trạng môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp vốn có của dòng sông và lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy” nhưng đến nay kết quả chưa đúng như kỳ vọng đã đặt ra...
Sông Nhuệ-Đáy ô nhiễm: Chưa làm tròn trách nhiệm khi sông ngày càng bẩn hơn

Theo Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy", thì đến năm 2020 phải xử lý ô nhiễm, khôi phục lại hiện trạng môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp vốn có của dòng sông và lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; tăng cường đầu tư nâng cấp các công trình kết hợp với khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm nguồn nước và phát triển bền vững trên toàn lưu vực. Bảo đảm chất lượng nguồn nước mặt trên lưu vực đạt tiêu chuẩn Việt Nam tại cột A áp dụng với nước mặt có thể dùng làm nguồn cấp nước…

Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND 6 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy (bao gồm: Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình) chỉ đạo, đôn đốc và tổ chức thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Y tế, Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan khác theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của mình xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan đến việc triển khai các nhiệm vụ của Đề án sông Nhuệ - sông Đáy và tham gia thực hiện Đề án này theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

Sông Nhuệ-Đáy ô nhiễm: Chưa làm tròn trách nhiệm khi sông ngày càng bẩn hơn ảnh 1

Đề án của Chính phủ đã được thông qua gần 13 năm nhưng đến nay sông Nhuệ-Đáy vẫn ngày càng bẩn hơn

Với mục tiêu rõ ràng như vậy, nhưng cho đến nay, việc “khôi phục lại hiện trạng môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp vốn có của dòng sông và lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy” như yều cầu tại Quyết định số 57 lại chưa được các đơn vị liên quan như Bộ TNMT, NN&PTNT, UBND TP Hà Nội… thực hiện hiệu quả.

Khảo sát của phóng viên những ngày đầu tháng 4/2021 cho thấy, nguồn nước sông Đáy vẫn bị ô nhiễm, gây bức xúc cho người dân sống quanh dòng sông này. Không chỉ người dân Hà Nội phải chịu trận, nước sông Đáy, sông Nhuệ khu vực tỉnh Hà Nam, Ninh Bình cũng phải chịu ô nhiễm do các nhà máy, khu công nghiệp của Hà Nội và tỉnh Hà Nam xả thải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt của hàng chục nghìn hộ dân tại các huyện Kim Bảng, thị xã Duy Tiên, thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình.

Không chỉ là nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp, mà đáng báo động hơn, các con sông này còn là nơi cung cấp nước cho hơn 400 nghìn người dân của toàn thành phố Phủ Lý và hàng trăm nghìn công nhân, người lao động trong các khu, cụm công nghiệp. Do dòng sông Đáy bị ô nhiễm nên lượng tôm, cá bị giảm sút rõ rệt. Có thời gian, cá, tôm, chết trắng cả một khúc sông, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Theo công bố của Tổng cục Môi trường, lưu vực sông Nhuệ - Đáy có chất lượng môi trường nước kém nhất trong năm lưu vực sông ở miền Bắc. 62% số điểm quan trắc ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy cho kết quả WQI dưới 50, tương đương mức xấu đến rất xấu, trong đó một nửa chỉ số này dưới 25, "nước bị ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai".

Sông Nhuệ-Đáy ô nhiễm: Chưa làm tròn trách nhiệm khi sông ngày càng bẩn hơn ảnh 2

Cần làm rõ trách nhiệm cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp theo sự phân công của Chính phủ về việc làm sạch sông Nhuệ-Đáy như đề án đã đưa ra

PGS. TS Bùi Thị An – nguyên Đại biểu Quốc Hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng cho rằng, mặc dù 13 năm trước Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định “làm sạch” sông Đáy như vậy, tuy nhiên, có thể nhận thấy việc thực thi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là chưa đạt hiệu quả khi mà tình trạng ô nhiễm tại sông Đáy lại theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Để tình trạng này xảy ra, theo TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, thì “Bộ Tài nguyên và Môi trường vẫn là cơ quan chịu trách nhiệm chung”.

Tuy nhiên, người dân cũng đặt câu hỏi trách nhiệm đối với lãnh đạo Bộ NN&PTNT, UBND TP Hà Nội. Đây là những cơ quan có trách nhiệm “sát sườn” kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước sông Đáy mà Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính đã chỉ rõ.

Trước tình trạng nguồn nước sông bị ô nhiễm, vào năm 2020, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đã chỉ đạo UBND TP. Hà Nội khẩn trương nghiên cứu, giải quyết kiến nghị của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và du lịch Bình Minh “mở thông nước từ sông Đà vào sông Tích tiếp cho sông Đáy” để phục vụ thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình. Phó Thủ tướng cũng giao UBND TP Hà Nội xử lý dứt điểm các vướng mắc liên quan đến việc triển khai Dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích … sớm đưa công trình vào khai thác, sử dụng, góp phần cải thiện môi trường đưa nước sông Tích vào sông Đáy để thông dòng chảy giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho dòng sông Đáy.

Tuy nhiên, đến nay nguồn nước sông Đà vẫn chưa được khơi thông vào sông Tích và sông Đáy để làm sạch dẫn đến sông Đáy trở thành dòng sông “ô nhiễm nhất miền Bắc”, đẩy hàng nghìn hộ dân sống xung quanh đối diện với bệnh tật nguy hiểm.

Dự án trọng điểm bị “đứng hình”

Ngày 6/10/2010, UBND TP Hà Nội ban hành quyết định 4927/QĐ- UBND về việc phê duyệt dự án "Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích" từ Lương Phú xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì, TP Hà Nội, tổng mức đầu tư 6.914 tỉ đồng từ nguồn ngân sách trung ương, vốn trái phiếu Chính phủ, ngân sách TP, nguồn vốn ODA.

Theo Quyết định số 57/2008/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy", Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan “tăng cường đầu tư nâng cấp các công trình kết hợp với khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm nguồn nước và phát triển bền vững trên toàn lưu vực”.

Tuy nhiên, cho đến nay, sau 10 năm triển khai, dự án gần 7000 tỷ đồng vẫn chưa hoàn thành. Để đẩy nhanh tiến độ, đơn vị thi công đã có 55 văn bản gửi các đơn vị của TP Hà Nội nhưng mọi việc vẫn “bình chân như vại”, các vướng mắc vẫn không được tháo gỡ, dự án chưa biết bao giờ kết thúc. Trong khi đó, vốn thực hiện là từ nguồn ODA, trái phiếu Chính phủ, vay ngân hàng… Nếu dự án không được thỡ khó khăn, tiếp tục thi công sẽ gây lãng phí, có nguy cơ thất thoát rất lớn đến nguồn lực của Nhà nước, làm khổ người dân sống quanh lưu vực sông phải chịu ô nhiễm nặng nề và có nguy cơ mắc các bệnh nan y.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).