Sữa công thức gây bùng phát dịch nhiễm khuẩn Salmonella tại Pháp được bán lẻ vào Việt Nam

(Ngày Nay) - Mặc dù loại sữa công thức Modilac chủ yếu được tiêu thụ ở châu Âu đã bị thu hồi vì nhiễm khuẩn và được cho là nguyên nhân gây bùng phát dịch bệnh nhiễm khuẩn Salmonella tại Pháp nhưng vẫn được bán lẻ vào Việt Nam thông qua kênh bán lẻ trực tuyến Amazon.
Sữa công thức Modilac được cho là nguyên nhân khiến hàng loạt trẻ bị nhiễm khuẩn Salmonella.
Sữa công thức Modilac được cho là nguyên nhân khiến hàng loạt trẻ bị nhiễm khuẩn Salmonella.

Mới đây, Cơ quan Y tế Công cộng Quốc gia Pháp (Santé publique France) đã phát đi thông báo xác nhận đã có 12 trường hợp được chẩn đoán bị nhiễm khuẩn Salmonella Poona và 14 trường hợp khác vẫn đang được tiến hành kiểm tra. Tổng cộng, số ca nhiễm khuẩn Salmonella ở trẻ sơ sinh – được cho là có nguyên nhân bắt nguồn từ sữa công thức Modilac đang bùng phát trở lại tại Pháp với 26 ca nhiễm. Tại Luxembourg và Bỉ cũng phát hiện một trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn Salmonella .

Cụ thể, trong số 26 trường hợp nhiễm khuẩn Salmonella tại Pháp thì có 18 bé trai và 8 bé gái sinh sống tại 10 khu vực khác nhau. Trẻ nhiễm khuẩn đều trong độ tuổi từ 2 tháng đến 2 tuổi và các ca bệnh được phát hiện trong khoảng thời gian từ cuối tháng 8/2018 đến 27/1/2019. Tất cả các trường hợp nhiễm khuẩn đều bị tiêu chảy, 13 trẻ xuất hiện dấu hiệu có máu trong phân và 25 trẻ bị sốt. Khi con số trẻ em phải nhập viện lên tới 12 ca, thì cơ quan y tế của Pháo đã chính thức thông báo rộng rãi về dịch nhiễm khuẩn Salmonella tại nước này.

Các bậc phụ huynh đã xác định sữa công thức Modilac được sản xuất bởi một nhà máy ở Tây Ban Nha chính là nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ. Công ty tiếp thị các sản phẩm này là Sodilac đã ban hành lệnh thu hồi vào cuối tháng 1. Tập đoàn sữa đa quốc gia Lactalis đã phải thu hồi sản phẩm sữa có tên Picot AR tại Tây Ban Nha.

Sản phẩm sữa công thức của hãng này chủ yếu được tiêu thụ tại các quốc gia như Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Libya, Luxembourg, Morocco, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Romania, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Syria, Tunisia, Vương quốc Anh và cả Việt Nam thông qua kênh bán lẻ trực tuyến Amazon. Những quốc gia nằm ngoài châu Âu như Morocco, Tunisia, Libya, Syria và Việt Nam cũng đã được thông báo về vấn đề này.

Ông Peter K. Ben Embarek - đại diện Cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) thông báo, cơ quan này chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm bệnh và vẫn đang nỗ lực kiểm soát tình hình thu hồi sản phẩm sữa công thức trên trên phạm vi rộng.

Cũng theo ông Ben Embarek, sự căng thẳng trong đợt bùng phát hiện tại có liên quan mật thiết đến sự cố năm 2010-2011. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ ngày 8/1/2010 đến 12/7/2011, một đợt bùng phát nhiễm khuẩn Salmonella Poona do sữa bột dành cho trẻ sơ sinh ở Tây Ban Nha từng khiến 288 trẻ mắc bệnh. Trong đợt bùng phát này, sản phẩm sữa bột công thức bị thu hồi đã được phân phối đến hơn 80 quốc gia và ước tính khoảng 12 triệu hộp bị ảnh hưởng.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.