Sức bật từ triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) có gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số sinh sống. Xác định việc triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, Đăk Glei đã thực hiện đầu tư xây dựng nhiều công trình, hạng mục nhằm thay đổi diện mạo địa phương và giúp đời sống của người dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.
Sức bật từ triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Đăk Man là xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Bắc của huyện Đăk Glei, có đa số người dân là người Gié-Triêng. Trong năm 2022, 2023, xã được bố trí nguồn vốn hơn 6 tỉ đồng để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Thực hiện chương trình, các công trình cơ sở hạ tầng, đường đi khu sản xuất trên địa bàn xã ngày càng được cải thiện; mô hình phát triển sinh kế được triển khai có hiệu quả, giúp người dân nhận thức rõ về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và có được nguồn thu nhập bền vững.

Đầu năm 2023, chính quyền địa phương thông báo chủ trương đầu tư xây dựng làm đường bê tông từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu Quốc gia. Người dân tại làng Đông Lốc rất phấn khởi và vui mừng; đồng thời, hiến một phần đất rẫy và ngày công để xây dựng con đường. Giờ đây, con đường hoàn thành đã giúp việc vận chuyển nông sản, đi lại của người dân trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Xã Đăk Man là vùng đất phù hợp để trồng và phát triển các loại cây dược liệu như sâm dây, đinh lăng. Chính quyền địa phương đã tích cực vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, diện tích trồng mì kém hiệu quả sang trồng dược liệu để nâng cao thu nhập. Xã còn hỗ trợ cấp phát giống cây sâm dây để người dân trồng thử nghiệm và tổ chức các lớp tập huấn giúp người dân nắm bắt kỹ thuật trồng, chăm sóc cây. Anh A Thuật (làng Đông Lốc, xã Đăk Man) cho biết, gia đình đã mạnh dạng đăng ký và được xã hỗ trợ 690 cây đinh lăng để trồng.

Thời gian đầu, giống như nhiều người khác, các thành viên trong gia đình đều sợ cây sẽ chết nếu không biết chăm sóc tốt.

Tuy nhiên, địa phương đã cử cán bộ đến hướng dẫn tận tình cho người dân và tiến hành trồng xen trong vườn cà phê. Giờ đây, diện tích trồng đinh lăng của gia đình đang phát triển rất tốt và kỳ vọng sẽ cho nguồn thu nhập tốt sau này. Ông A Thẹ (Trưởng làng Đông Lốc, xã Đăk Man) phấn khởi kể, từ ngày có đường bê tông, chi phí vận chuyển nông sản của bà con đã giảm đi đáng kể.

Nhờ đó, thu nhập của người dân ngày được cải thiện. Dân làng rất biết ơn Đảng và Nhà nước đã đầu tư xây dựng; đồng thời mong muốn, chính quyền địa phương tiếp tục xây dựng phần đường còn lại để người dân đến được khu sản xuất Đăk Lúc thuận tiện hơn nữa. Chủ tịch UBND xã Đăk Man Trần Văn Trường cho biết, việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện. Nhiều tuyến đường đi khu sản xuất được đầu tư, xây dựng; các công trình thủy lợi, đường giao thông, nước sinh hoạt được nâng cấp. Qua đó, mở ra cơ hội phát triển kinh tế và cải thiện đời sống của người dân dân, góp phần làm giảm số hộ nghèo trên địa bàn xã xuống còn 66/413 hộ.

Là địa phương đã đạt chuẩn nông thôn mới, song chính quyền xã Đăk Pék đặt ra mục tiêu phối hợp với Mặt trận cùng các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền đến đông đảo người dân về nội dung thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua sản xuất. Đặc biệt, Cuộc vận động làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong lao động sản xuất, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới, phấn đấu đạt, duy trì và nâng cao các tiêu chí trong năm 2023 được quan tâm thực hiện.

Chủ tịch UBND xã Đăk Pék Y Kim Lý cho biết, thời gian tới, xã tích cực huy động mọi nguồn lực và có giải pháp, lộ trình cụ thể để triển khai từng hạng mục, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao, thôn nông thôn mới; chỉ đạo công chức chuyên môn phụ trách tiêu chí tham mưu trong thực hiện. Về xây dựng thôn, làng nông thôn mới, xã xác định đây là nhiệm vụ cần phải huy động cả hệ thống chính trị tại địa phương cùng vào cuộc.

Qua 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đăk Glei đã thay đổi đáng kể. 80% đường từ thôn đến trung tâm xã được nhựa hóa, bê tông hóa; hơn 900 hộ dân được cấp nước sinh hoạt; 4 công trình nước sinh hoạt tập trung được đầu tư; 3 trường bán trú được tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học; một cơ sở giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp được nâng cấp, tăng cường cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, hơn 500 hộ dân được hỗ trợ phát triển sinh kế; 110 hộ được hỗ trợ sắp xếp bố trí ổn định dân cư ở vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn; 150 người được đào tạo nghề, tạo việc làm.

Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei Y Thanh khẳng định, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân trong thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia đã mang lại nhiều kết quả tích cực như: Hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được cải thiện; các mô hình phát triển sinh kế được triển khai, nhân rộng, mang lại thu nhập cao cho người dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm. Đây là bước đệm quan trọng để huyện phấn đấu hoàn thành các mục tiêu còn lại, hướng đến xây dựng huyện ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Thời gian tới, huyện phấn đấu mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm bình quân từ 6%/năm; tỷ lệ trẻ em mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt 99,9%; tiếp tục duy tu, sửa chữa, nâng cấp các tuyến đường đến trung tâm xã. Đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; 70% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số; bảo tồn và phát triển các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc./.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.