Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội

Với niềm đam mê kỳ lạ dành cho cây cối, Đại tá, nhà báo Sử Trường Sơn đã dày công tạo nên một "biệt phủ" tràn ngập màu xanh thanh bình giữa trung tâm Hà Nội.
Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội

Ngay gần trung tâm TP Hà Nội nhộn nhịp sầm uất, ven sông Hồng có một không gian yên tĩnh, thanh bình khác biệt hẳn so với thế giới bên ngoài. Đó là khu vườn rộng khoảng 500 m2 nằm sâu bên trong con ngõ nhỏ trên đường An Dương (quận Tây Hồ), nơi chỉ cách Hồ Gươmg vài ba cây số.

Vào trong vườn, người tham quan tưởng như lạc vào một vườn bách thảo thu nhỏ với hàng ngàn loại cây, từ cây cảnh nghệ thuật đến cây ăn quả quy tụ từ khắp mọi miền đất nước như: cây xanh, xanh cần thăng, cây sung, chanh, đào, thị… Đặc biệt, mọi người đến đây đều không khỏi ngỡ ngàng bởi hàng trăm tác phẩm bon sai nghệ thuật tuyệt đẹp. Chủ ngôi vườn thơ mộng đố là Đại tá - nhà báo Quân đội Sử Trường Sơn, đồng thời là Phó chủ tịch hội Sinh vật cảnh TP Hà Nội.

Nhà báo Sử Trường Sơn cho biết ông bắt đầu xây dựng khu vườn từ năm 1989 và hoàn thành vào năm 1992, nhưng để tạo nên vẻ độc đáo cho thế giới cây cỏ này là cả quá trình anh say mê sưu tầm, chọn lọc không ngừng nghỉ hàng chục năm, đến tận ngày hôm nay. Những cây cảnh trong vườn nhà được ông được sưu tầm trong những chuyến đi, từ khắp các vùng miền trên đất nước.

Nhà báo Sử Trường Sơn chia sẻ: “Dường như cây cảnh đã ngấm vào máu rồi, công việc bận rộn nhưng mỗi khi rảnh rỗi công việc là tôi tìm đến để thả hồn vào với cây cối. Mỗi chuyến công tác, tôi đều dò la những nơi nào có cây cảnh đẹp để sưu tầm. Đối với tôi, mỗi cây cảnh trong vườn đều là một tác phẩm nghệ thuật, một câu chuyện, một thân phận mà tôi rất đỗi trân trọng”.

Sau đây là một số hình ảnh Báo Người Lao Động ghi lại được trong khu vườn đặc biệt của nhà báo Sử Trường Sơn:

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 1

“Thế giới cây cỏ” của nhà báo, Đại tá quân đội Sử Trường Sơn nằm trong ngõ nhỏ đường An Dương (quận Tây Hồ, TP Hà Nội)

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 2

Ngôi nhà của nhà báo Sử Trường Sơn tọa lạc trên cao, từ đây có thể quan sát toàn bộ khu vườn

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 3

Cây cảnh, ao cá và những hòn non bộ nước chảy róc rách kết hợp với ngôi nhà kiến trúc Phương Đông khiến không gian sân vườn trở nên lãng mạn

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 4

Khách tham quan có thể đắm mình trong không gian yên tĩnh, giao hoà với thiên nhiên cây cỏ trong vườn

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 5

Thủy đình thơ mộng

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 6

Trong ngôi vườn có hàng ngàn cây cảnh quý được nhà báo Sử Trường Sơn sưu tầm ở khắp cả nước mang về đây

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 7
Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 8

Có cả những cây hàng trăm năm tuổi mà anh không tiếc công sức, tiền bạc đưa về. Thân cây đã in đậm dấu vết thời gian

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 9

Đồi La hán 108 cây tượng trưng cho 108 vị la hán trong vườn nhà báo Sử Trường Sơn

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 10

Cây tùng la hán có dáng trực, tuổi đời 200 năm mà nhà Báo Sử Trường Sơn cho là cây quý nhất trong vườn

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 11

Cây thứ hai là cây xanh cổ 200 tuổi, rất quý cũng xuất hiện trong vườn nhà Báo Sử Trường Sơn

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 12

Vết tích thời gian trên thân cây xanh 200 tuổi

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 13

Ngoài ra, trong khu vườn đặc biệt này còn nhiều chậu bon sai rất đẹp

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 14

... và quý hiếm

Sững sờ trước 'biệt phủ' triệu đô giữa lòng Hà Nội ảnh 15

Đại tá - nhà báo Sử Trường Sơn chia sẻ với ông, mỗi cây cảnh trong vườn đều là một tác phẩm nghệ thuật, một câu chuyện, một thân phận mà ông rất đỗi trân trọng

Theo Người Lao Động

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.