Tám tháng đầu năm: Cán cân thương mại duy trì xuất siêu 2,8 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 8 tháng năm 2018, cán cân thương mại hàng hóa vẫn duy trì xuất siêu với 2,8 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,5 tỷ USD.
Tám tháng đầu năm: Cán cân thương mại duy trì xuất siêu 2,8 tỷ USD

Trong 8 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 155,41 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 45,11 tỷ USD, tăng 17,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 110,30 tỷ USD (chiếm 71% tổng kim ngạch xuất khẩu), tăng 13,4%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 30,9 tỷ USD, tăng 15,7%; hàng dệt may đạt 19,4 tỷ USD, tăng 14,9%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 18,4 tỷ USD, tăng 14,2%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 10,6 tỷ USD, tăng 26,9%; giày dép đạt 10,5 tỷ USD, tăng 9,6%.

Bên cạnh đó, một số mặt hàng nông sản, thủy sản cũng tăng khá: Thủy sản đạt 5,5 tỷ USD, tăng 6,4%; rau quả đạt 2,7 tỷ USD, tăng 14,8%; hạt điều đạt 2,3 tỷ USD, tăng 2,5% (lượng tăng 8%); gạo đạt 2,2 tỷ USD, tăng 23,6% (lượng tăng 8,2%).

Một số mặt hàng nông sản tuy có lượng xuất khẩu tăng nhưng kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm trước do giá xuất khẩu bình quân tiếp tục giảm: Cà phê đạt 2,5 tỷ USD, giảm 3,1% (lượng tăng 14,8%); cao su đạt 1,2 tỷ USD, giảm 12,1% (lượng tăng 7,9%); hạt tiêu đạt 584 triệu USD, giảm 35,2% (lượng tăng 4,7%). Dầu thô tính chung 8 tháng tiếp tục giảm mạnh về cả lượng và kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm trước: Kim ngạch xuất khẩu dầu thô đạt 1,5 tỷ USD, giảm 24,6% (lượng giảm 46,6%).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 8 tháng, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,2 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 27,2%; giày dép tăng 12,9%; hàng dệt may tăng 10,4%.

Tiếp đến là EU đạt 27,7 tỷ USD, tăng 10,8%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 23,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 20,8%; điện thoại và linh kiện tăng 13%. Trung Quốc đạt 23,4 tỷ USD, tăng 25,2%, trong đó điện thoại và linh kiện tăng 175,7%; dệt may tăng 43,1%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 23,3%.

Thị trường ASEAN đạt 16,5 tỷ USD, tăng 16%, trong đó gạo tăng 145,3%; sắt thép tăng 52,7%; hàng dệt may tăng 33,9%. Nhật Bản đạt 12 tỷ USD, tăng 9,4%, trong đó hàng dệt may tăng 21,9%; giày dép tăng 12,3%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 4,8%. Hàn Quốc đạt 11,8 tỷ USD, tăng 27,9%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 52,5%; điện thoại và linh kiện tăng 26,4%; hàng dệt may tăng 17,7%.

Tính chung 8 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 152,66 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 61,85 tỷ USD, tăng 11,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 90,81 tỷ USD, tăng 11,4%.

Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu đạt mức cao: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 26,9 tỷ USD, tăng 13,7%; điện thoại và linh kiện đạt 9,3 tỷ USD, tăng 4,3%; vải đạt 8,5 tỷ USD, tăng 16,1%; sắt thép đạt 6,7 tỷ USD, tăng 10,2%; chất dẻo đạt 5,8 tỷ USD, tăng 17,1%; xăng dầu đạt 5,7 tỷ USD, tăng 26,4%; kim loại thường đạt 5,3 tỷ USD, tăng 35,9%; nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đạt 3,8 tỷ USD, tăng 4,6%; hóa chất đạt 3,3 tỷ USD, tăng 26,2%.

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 8 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 41,4 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2017, trong đó kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn tăng: Vải tăng 19,7%; điện thoại và linh kiện tăng 14,2%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng tăng 6,1%.

Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 30,8 tỷ USD, tăng 1,9%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 17%; vải tăng 12,8%. ASEAN đạt 20,5 tỷ USD, tăng 11,8%, trong đó máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 18,9%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 12,5%; xăng dầu tăng 4%. Nhật Bản đạt 12,2 tỷ USD, tăng 14,8%, trong đó điện tử, máy tính và linh kiện tăng 34,2%; vải tăng 19%; sắt thép tăng 16%. EU đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11,2%, trong đó vải tăng 31,1%; điện tử, máy tính và linh kiện tăng 23,1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng tăng 13,4%. Hoa Kỳ đạt 8,7 tỷ USD, tăng 39,2%, trong đó thức ăn gia súc tăng 133,4%; bông tăng 25,9%.

Cán cân thương mại hàng hóa thực hiện tháng 7 nhập siêu 635 triệu USD. Tháng 8 ước tính nhập siêu 100 triệu USD. Tính chung 8 tháng cán cân thương mại hàng hóa vẫn duy trì xuất siêu với 2,8 tỷ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 16,7 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,5 tỷ USD.

Theo Chính phủ
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.