Tản mạn bên mâm cơm ngày Tết

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày Tết năm nào cũng thế, mâm cơm ngày Tết cũng chẳng khác nhiều, nhưng ai cũng mong ngóng để được cùng ngồi xuống bên nhau, đón những ngày của đoàn viên và tình thân lại về.
Tản mạn bên mâm cơm ngày Tết

Những ngày Tết trong kí ức tuổi thơ luôn là những ngày tháng thật vui vẻ. Vui vẻ là bởi đứa trẻ nào cũng được mua quần áo mới. Đứa nào được sai vặt chạy quanh xóm mua cái này lấy cái kia là ra cái vẻ người lớn lắm, hơn hẳn mấy đứa chỉ được dọn nhà trông em. Rồi đứa nào cũng được nghỉ học, được theo bố mẹ đi chợ Tết rộn ràng, người xe tấp nập rõ là thích mắt. Đêm giao thừa còn được ngắm pháo hoa. Mấy ngày Tết, bố mẹ đưa đi thăm hỏi họ hàng, về quê chúc tết là tha hồ nhận lì xì về đút lợn đất béo ú na ú nần. Mâm cơm ngày Tết lúc nào cũng đầy ăm ắp biết bao nhiêu là món, cái đùi gà to nhất chắc chắn là phần của mình.

Cái Tết của người lớn

Rồi đứa trẻ nào cũng lớn lên, những đứa trẻ đi học đi làm xa nhà như tôi lại mong chờ cái Tết để được nghỉ xả hơi, để được về nhà. Chẳng hiểu tại sao, chuyến xe về nhà ăn Tết luôn luôn có cái cảm giác rất đặc biệt. Chắc không phải vì chật vật canh vé đặt xe. Cũng không hẳn là vì kiệt sức sau những ngày tháng thi cử hay những ngày công việc cuối năm dồn dập.

Kì lạ cái là chuyến xe về ăn Tết ai cũng như quen biết nhau từ lâu lắm, tranh nhau kể chuyện nhà, tíu tít nhận đồng hương. Những chuyến xe ấy dường như chẳng bao giờ yên lặng dù gương mặt ai cũng thoáng vẻ mệt mỏi ít nhiều. Những tiếng nói nụ cười cứ như muốn sưởi ấm cả những ngày giáp Tết lạnh nhất.

Dở khóc dở cười cái là về đến nhà, vừa ngơi tiếng chào bố mẹ liền dúi ngay vào tay cái chổi cái giẻ. Những ngày Tết ấy tôi vẫn nhớ như in bao nhiêu tất bật cho đến trước đêm Giao thừa. Mà mâm cơm ngày Tết thì vẫn thế, nhưng giờ là mình xuôi ngược chuẩn bị rồi lại đứng xào nấu, rồi bày lên thắp hương phụ, đến lúc ngồi uống ăn mới hiểu tại sao ngày xưa bố mẹ chẳng ăn nhiều.

Cái Tết xa nhà

Những ngày Tết đầu từ khi có gia đình riêng của tôi lại ở rất xa, xa đến nửa vòng Trái Đất. Lần đầu tiên không phải lo toan nhiều, cứ nghĩ sẽ rất khác. Đúng là khác thật. Hai vợ chồng thảnh thơi đi làm đi chơi, có chăng là tranh thủ sắm sửa rồi trang trí nhà cửa cho có chút không khí Tết.

Chỗ chúng tôi ở là khu trung tâm, cũng nhiều hoạt động văn hóa quốc tế, nhiều nước châu Á cũng chung ngày Tết Nguyên đán nên cũng nhiều hội hè lắm lễ lạt để đi chơi. Tưng bừng nhất là bên phố người Hoa, có biểu diễn, có các sự kiện đặc trưng, có múa lân đốt pháo. Những ngày tháng ấy, hội bạn bè đồng nghiệp đồng hương lại hẹn nhau cuối tuần cùng làm tiệc tất niên. Những người đã định cư hoặc sống lâu năm ở nước ngoài luôn chuẩn bị rất chu đáo.

Những bữa tiệc cũng gần như đầy đủ các món truyền thống. Mọi người cùng chia nhau mỗi người mỗi việc, cũng rộn ràng chả kém gì khi ở quê nhà. Nếu có người nào mới về thăm quê thì chắc chắn hành lý không thể thiếu mấy túi miến, rồi bịch măng khô,... Ai ở gần chợ người Việt hay kiếm được cửa hàng nào có bán nguyên liệu, thực phẩm thân thuộc là quý lắm. Tôi vẫn ấn tượng cái Tết ấy là đĩa gà luộc và bát canh miến măng, là gà được đặt nuôi, không thơm phức và ngon như con gà Tây nướng thảo mộc, nhưng đĩa gà luộc ấy thực sự là điểm thu hút của cả mâm cơm Tết năm ấy.

Những mâm cơm "góp gạo thổi chung” ấy hầu như luôn có món ăn Bắc – Trung – Nam, đôi khi còn Đông – Tây giao lưu, hương vị đa phần đều không “chuẩn”, nhưng chung nhau nhiều nhất chính là “gia” vị, là những câu chuyện nhà, chuyện quê. Những người mới đến lặng lẽ nghe cái chạnh lòng của những người xa quê đã lâu. Những người cũ thì tò mò muốn biết cái Tết năm trước có gì hay gì mới. Và rồi cũng sẽ có ai đó buột miệng mong năm sau được về quê ăn Tết.

Cái Tết ở nhà

Đi nhiều rồi cũng đến lúc đi về. Sau những năm xa nhà, rồi những năm Tết dịch, rồi cứ cách năm lại về ngoại ăn Tết, nhưng dù ở đâu trong mắt tôi và có thể là nhiều người khác nữa thì cái Tết dường như vẫn thế nhưng dường như vẫn khác.

Năm nào cũng không thiếu những hội này đám kia í ới rủ nhau gói bánh chưng. Đấy là chưa kể ông bà ý ới hỏi xem đặt gà ở quê bao nhiêu con, xẻ lợn lấy bao nhiêu phần. Khoảng sân chung trước cổng nhà tôi năm nào cũng có một nồi bánh chưng to cháy hết đêm giao thừa. Đồ ăn Tết bây giờ cũng thật sẵn và tiện lợi. Mâm cơm cúng bây giờ đều có thể đặt trọn gói, cũng có bánh chưng, xôi gấc, gà đủ món, nem chua, các loại giò chả đặt đâu theo khẩu vị mỗi người mỗi nhà. Các món ăn chơi cũng chả kém phần phong phú, từ siêu thị đến các sạp hàng ngoài chợ, đặt online cũng thuận tiện giao hàng đến tận cửa nhà cho những ai quá bận rộn.

Tết ở quê là chợ phiên, chợ Tết, là chạp mộ, là hội hè ở đình. Tết ở phố là hội chợ, hội sách, là các sự kiện giao lưu văn hóa. Đường phố hay đường xóm những ngày giáp Tết dường như người đi cũng nhiều hơn, dáng vẻ ai cũng có ít nhiều phần vội vã hơn.

Những ngày giáp Tết, tôi vẫn ngược xuôi tất tả, hết lo dọn dẹp nhà cửa, lại mải sắm sửa cây mai cành đào, quay sang bày biện mâm ngũ quả, cúi xuống đặt món này nấu món kia. Chỉ đến khi ngồi xuống bên mâm cơm tất niên, nhìn những gương mặt thân yêu nhất bên cạnh, nghe những câu chuyện của cả một năm đã qua hay là cả nhiều năm trước nữa, tôi mới nhận ra hóa ra năm nào cũng mong Tết nhiều đến thế

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.