Tận thấy bảo tàng khảo cổ dưới lòng Nhà Quốc hội

Hàng trăm di vật khảo cổ giá trị được trình bày sinh động tại hai tầng hầm Nhà Quốc hội, được giới thiệu với đoàn đại biểu do baf Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu.
Dự án trưng bày một số loại hình di tích, di vật tiêu biểu, đặc sắc nhất khai quật tại khu vực xây dựng Nhà Quốc hội được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao cho Trung tâm Nghiên cứu Kinh thành thực hiện. Khu trưng bày tái hiện những phát hiện khảo cổ quan trọng trong đợt khai quật 2008-2009 được đặt tại hai tầng hầm, trong đó tầng 2 diện tích gần 2.000 m2 trưng bày thời kỳ Tiền Thăng Long, tầng hầm 1 diện tích khoảng 1.700 m2 trưng bày thời kỳ Thăng Long (TK 11-18). Đáng chú ý là tầng hầm 1 gồm tổ hợp 17 công trình kiến trúc thời Lý được tìm thấy. Vết tích của các công trình được nhận biết qua mặt bằng nền nhà bằng đất cùng hệ thống móng trụ hình vuông được gia cố bằng sỏi và xếp hàng quy chuẩn.

Kiến trúc đặc sắc nhất được tái hiện trưng bày giống như bối cảnh kiến trúc có 42 móng trụ nằm trong khuôn viên hoàn chỉnh, xung quanh có tường bao bằng gạch kiên cố và có hai cổng ra vào.

Dưới đây là một số hình ảnh tại hai tầng hầm trưng bày:

Tận thấy bảo tàng khảo cổ dưới lòng Nhà Quốc hội - ảnh 1

Các loại gạch hoa văn khác nhau. Ảnh: Toan Toan

Tận thấy bảo tàng khảo cổ dưới lòng Nhà Quốc hội - ảnh 2

Ngói úp nóc trang trí rồng phượng. Ảnh: Toan Toan

Tận thấy bảo tàng khảo cổ dưới lòng Nhà Quốc hội - ảnh 3

Lá đề trang trí thời Lý. Ảnh: Toan Toan

Tận thấy bảo tàng khảo cổ dưới lòng Nhà Quốc hội - ảnh 4

Mộ ngựa. Ảnh: Toan Toan

Tận thấy bảo tàng khảo cổ dưới lòng Nhà Quốc hội - ảnh 5

Ngói uyên ương và chim phượng. Ảnh: Toan Toan

Tận thấy bảo tàng khảo cổ dưới lòng Nhà Quốc hội - ảnh 6

Giếng nước. Ảnh: Toan Toan

Tận thấy bảo tàng khảo cổ dưới lòng Nhà Quốc hội - ảnh 7

Đầu rồng. Ảnh: Toan Toan

Tận thấy bảo tàng khảo cổ dưới lòng Nhà Quốc hội - ảnh 8

Giếng nước. Ảnh: Toan Toan

Theo Tiền Phong
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.