(Ngày Nay) - Những báu vật mới được khai quật ở Tứ Xuyên, Trung Quốc cho thấy một khu vực từng có nền văn minh cổ đại phát triển, một sự tồn tại có thể dẫn đến việc viết lại lịch sử Trung Quốc.
(Ngày Nay) - Được phát hiện tình cờ vào năm 1974, "đội quân đất nung" - một hình thức nghệ thuật mai táng vào khoảng 210-209 trước Công nguyên, được tạo ra với nhiệm vụ tối quan trọng là bảo vệ hoàng đế Tần Thủy Hoàng ở thế giới bên kia.
Tần Thủy Hoàng là một trong những vị hoàng đế nổi tiếng nhất lịch sử Trung Quốc. Lên ngôi từ năm 13 tuổi, vị hoàng đế đầu tiên của nhà Tần bị ám ảnh bởi cái chết cũng như việc trường sinh bất tử.
Đâu là nguyên nhân mang tính quyết định khiến Tần Thủy Hoàng - Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc không lập hoàng hậu trong suốt 37 năm cai trị của mình?
Một ngôi mộ cổ được cho là của một người có địa vị cao trong xã hội thời nhà Tống mới được phát hiện gần đây tại thị trấn Baisha, Trùng Khánh, Trung Quốc với những hình thù được chạm khắc một cách cầu kỳ và tinh xảo.
Cho đến nay, đại mộ Tần Công số 1 là ngôi mộ giữ nhiều kỷ lục nhất ở Trung Quốc: Cổ mộ có diện tích lớn nhất: 5.334m2; cổ mộ có nhiều người bị tuẫn táng (chôn theo) nhất từ đời Tây Chu: 186 người; có mộ bia bằng gỗ sớm nhất và khánh đá khắc chữ (minh văn) sớm nhất trong lịch sử mộ táng Trung Hoa.
Được phát hiện cách đây hơn 40 năm, thế nhưng lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, vẫn còn là một bí ẩn đối với giới khảo cổ học và lịch sử học.
Bạo chúa Tần Thủy Hoàng là con người hòa nhã, biết nín nhịn khi chưa đạt được mục tiêu, đạt được thì người trong thiên hạ đều là tù binh của ông ta, thậm chí còn là… tử thi. Vì thế, nhà Tần vô cùng đoản mệnh.
Vạn Lý Trường Thành là công trình kiến trúc vĩ đại, một trong những biểu tượng đáng tự hào của Trung Quốc. Xung quanh kỳ quan nổi tiếng này vẫn còn nhiều lầm tưởng thú vị.