Tàu lạ liên tiếp đâm vào tàu Việt Nam tới khi chìm

Tin mới nhận, tàu cá cùng 10 ngư dân ngư dân Quảng Ngãi đang đánh bắt ngoài khơi biển Quảng Trị thì bị một tàu khác tấn công dồn dập.
Tàu lạ liên tiếp đâm vào tàu Việt Nam tới khi chìm

Chiều 2/1, ông Võ Văn Sinh, Chủ tịch UBND xã Phổ Quang (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) cho biết thông tin trên.

Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào trưa 1/1 trên vùng biển có tọa độ 17,7 độ vĩ Bắc; 108,21 độ kinh Đông, ở khu vực gần đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị, cách Đà Nẵng khoảng 60 hải lý về hướng Bắc - Đông Bắc.

Tại vị trí này, tàu cá số hiệu QNg 98459 của chủ tàu Huỳnh Hợp (SN 1946, trú thôn Phần Thất, xã Phổ Quang, Đức Phổ, Quãng Ngãi) do anh Huỳnh Văn Thạch làm thuyền trưởng, cùng 9 thuyền viên khác đang đánh bắt cá thì bị một tàu số hiệu 0009880 tấn công.

Tàu lạ liên tiếp đâm vào tàu Việt Nam tới khi chìm ảnh 1

Bị tàu lạ đâm, tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi chìm dần.

Chia sẻ trên tờ Vietnamnet, ông Trần Tiết, một ngư dân trên tàu gặp nạn kể lại, khoảng 12h trưa, khi các thuyền viên đang ngủ thì tàu va chạm mạnh, các ngư dân bị hất văng xuống biển. Lúc này, những ngư dân nhìn thấy một tàu lạ mang số hiệu 0009880 đang bên cạnh. Các ngư dân vẫy tay ra hiệu cầu cứu nhưng 0009880 tiếp tục đâm trực diện vào cabin tàu QNg 98459 TS và bỏ chạy.

Các ngư dân cho biết, con tàu gặp nạn vừa được đóng với chi phí 2 tỷ đồng. Tàu vừa ra khơi được hơn 1 ngày thì gặp nạn.

Đứng đợi chồng ở cầu cảng từ trưa 2/1, chị Võ Thị Cảnh - vợ của ngư dân Huỳnh Văn Thạch trên tàu QNg 98495 khóc ngắn dài vì chị là người góp vốn hơn 1 tỷ đồng trên con tàu bị nạn đang cập cảng.

Tàu vừa lên, chị ôm chầm lấy người chồng rồi hai vợ chồng cùng khóc.

Chị sờ khắp mặt chồng hỏi xem vết thương. “Răng rứa anh, ban ngày ban mặt mà không tránh được. Răng họ lại đâm trắng trợn vậy”- chị Cảnh nức nở.

Ngay khi cập cảng, các ngư dân trên tàu QNg 94429 đã phụ giúp tàu cá bị nạn dọn dẹp ngư lưới cụ và thu dọn những thiết bị điện tử còn sót lại.

Chúng tôi quan sát thấy bên hông trái tàu QNg 98495 có một vết nứt gãy lớn được ngư dân dùng bạt trắng bịt lại. Toàn bộ phần cabin trên tàu đều sập. Trong buồng lái chỉ còn nhìn thấy được vôlăng.

Ông Nguyễn Ngọc Thơ, thuyền viên tàu QNg 98495 kể trưa 1-1 khi ông đang ngủ thì nghe tiếng động lớn, rồi ông bị trượt dài trên cabin.

“Vừa nghe tiếng ầm, tôi tưởng có sóng lớn. Chưa kịp hoàng hồn thì bị trượt dài. Tôi cố bám víu thì tàu liên tục bị đâm tới tấp. Lúc đó tôi với anh em rớt hết xuống biển, cabin cũng đổ sập. Tàu nó số hiệu dài lắm mà to gấp 4-5 lần tàu mình, tôi rớt xuống biển nên cũng không nhìn rõ số. Anh em phải bơi dưới biển gần 30 phút mới lên lại được tàu”- ông Thơ kể.

Ông Bùi Kết, ngư dân trên tàu QNg 94429 kể vào trưa 1-1 khi vừa chạy ra ngư trường thì nghe thông tin tàu ông Họp gặp nạn. Từ vị trí cách đó 5 hải lý, tàu ông chạy tới thì thấy 7 ngư dân đang bơi trên biển cách tàu 300m.

Trên tàu bị nạn chỉ còn 3 ngư dân. “Lúc này tàu chìm, chúng tôi lên tàu tát nước rồi huy động các tàu xung quanh cùng tới bơm nước để tàu nổi lên. Các tàu cùng tụ lại liên tục bơm nước trong nhiều tiếng thì tàu mới nổi hẳn”- ông Kết kể.

Ngay sau khi lên bờ, các thuyền viên tàu QNg 98495 đã được đưa đi lấy lời khai tại đồn biên phòng.
Theo tin tức trên tờ Tuổi trẻ, lần đầu tiên trong xã Phổ Quang xảy ra chuyện tàu đi đánh bắt hải sản trên vùng biển Việt Nam bị tàu nước ngoài đâm chìm, nhiều người trong làng tụ tập khắp nơi bàn tán.

Nhiều ngư dân lão luyện cả đời quần thảo biển khơi ngồi trầm ngâm bên những ngư dân trai tráng bàn tán vùng biển đó sao lại có chuyện bị tàu nước ngoài đâm chìm. Đặc biệt chuyện đâm liên tiếp hai lần như cố đoạt mạng của ngư dân khiến mọi người lo lắng.

Ngày đầu năm buồn nhất của cả làng khi còn tàu 718 CV mang theo 350 tấm lưới, trị giá hơn 3,5 tỉ đồng bị đâm chìm.

Chị Lê Thị Thu Nhi (33 tuổi), vợ ngư dân Nguyễn Hồng Hào, đi trên tàu cá bị chìm, hay tin các ngư dân đã tai qua nạn khỏi lại canh cánh nỗi lo khác khi 24 tấm lưới hai vợ chồng vay mượn tiền mua, góp với chủ tàu đi biển mất trắng. “Hai vợ chồng giờ phải cày trả nợ”, chị Nhi thở dài.

T.H

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.