TGĐ UNESCO Thế giới: Bảo tồn di sản không phải là chuyện xa xỉ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại Hội thảo nhân kỷ niệm 50 năm Công ước Di sản Thế giới UNESCO, bà Audrey Azoulay – TGĐ UNESCO đã có bài phát biểu rất sâu sắc về các vấn đề liên quan công tác bảo tồn, phát huy di sản tại Việt Nam.
TGĐ UNESCO Thế giới: Bảo tồn di sản không phải là chuyện xa xỉ

Theo TGĐ UNESCO Thế giới thì, bảo tồn di sản không phải là chuyện xa xỉ mà nó gắn chặt với hơi thở phát triển xã hội của từng quốc gia, vùng lãnh thổ…

Theo TGĐ UNESCO Thế giới, 2022 đánh dấu mốc 35 năm Việt Nam phê chuẩn Công ước Di sản Thế giới. Đây là một sự kiện có ý Nghĩa biểu tượng, Việt Nam đã gia nhập UNESCO năm 1976, một năm trước khi Việt Nam trở thành một thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc.

Đánh giá chung, bà Audrey Azoulay nhận xét, Việt Nam đã coi giáo dục là một ưu tiên và là một trong những động lực cho sự phát triển vượt bậc của quốc gia. UNESCO đang tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam, với các hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để triển khai chiến lược giáo dục mới trong 10 năm tới.

Bài phát biểu của TGĐ UNESCO Thế giới nêu, chỉ riêng 05 năm qua, UNESCO đã dành hỗ trợ đối với ưu tiên của Việt Nam trong việc hoàn thiện khung pháp lý về di sản cũng như công tác kiểm kê các di sản phi vật thể của Việt Nam. Kể từ năm 1987 tới nay, chỉ 35 năm, nhưng đã có tới 8 di sản đã được ghi danh là Di sản Thế giới.

UNESCO Thế giới đánh giá, mỗi di sản, theo cách riêng của mình, góp phần thể hiện bề dày lịch sử của Việt Nam. Các di sản này cũng thể hiện sự giàu có và đa dạng của văn hóa Việt – như ta vừa mới chứng kiến việc ghi danh nghệ thuật Xòe trong danh mục di sản phi vật thể vào năm ngoái hay thực hành Then năm 2019.

Vừa qua, Lễ đón nhận Thực hành Then được ghi danh đã chính thức được tổ chức vào thứ Bảy vừa rồi dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Đó chính là một minh chứng khác về tầm quan trọng mà cả UNESCO và Việt Nam đều nhìn nhận ở việc phát huy giá trị của di sản.

TGĐ UNESCO Thế giới cho rằng, với sự kiện kỷ niệm 50 năm của Công ước 1972, chúng ta cần tái khẳng định sự trung thành với tinh thần của Công ước. Chúng ta cũng cần phải tự hỏi rằng việc thực thi công ước này có thể giúp chúng ta vượt qua những thách thức lớn hiện nay như thế nào.

Nêu rõ về vấn đề này, bà Audrey Azoulay cho biết, thách thức đầu tiên là việc cần thiết phải dung hòa giữa phát triển với bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa – đây là một vấn đề có tính quyết định tới việc gìn giữ địa cầu.

TGĐ UNESCO Thế giới: Bảo tồn di sản không phải là chuyện xa xỉ ảnh 1

Bà Audrey Azoulay – TGĐ UNESCO

Bà Audrey Azoulay khẳng định, Việt Nam – một quốc gia từng đạt tốc độ phát triển kinh tế vào nhóm cao nhất thế giới trong vòng 20 năm qua, nhưng Việt Nam đồng thời cũng là một quốc gia thực hiện rất nhiều nỗ lực để đảm bảo rằng không hi sinh việc bảo vệ di sản cho phát triển.Bà Audrey Azoulay cũng chia sẻ, khu Di sản Tràng An đã kết hợp thành công giữa phát triển kinh tế và du lịch bền vững mà vẫn có thể tôn trọng thiên nhiên như thế nào. Và đây chính là lý do vì sao UNESCO chọn Tràng An, cùng với 03 di sản khác trên thế giới để thí điểm một dự án về du lịch bền vững, nhằm tăng cường lợi ích cho cộng đồng ở địa phương, đặc biệt là cho phụ nữ.

Tại Tràng An, UNESCO ủng hộ những người phụ nữ chủ đò truyền thống trong việc tiếp tục phát huy cách thức tham quan di sản thân thiện với sinh thái này. Trong thế giới hiện nay, chúng ta cần đảm bảo rằng những nỗ lực dung hòa giữa du lịch và phát triển bền vững với bảo tồn thiên nhiên như vậy được thực hiện tại tất cả các khu Di sản Thế giới tại Việt Nam để gìn giữ vẻ đẹp của từng khu di sản ấy, cũng như đối với tất cả các Khu Di sản thế giới trên toàn cầu.

Một trong những vấn đề nổi cộm mà TGĐ UNESCO Thế giới cũng nhấn mạnh là việc các di sản đang đối diện với biến đổi khí hậu. Đây cũng là thách thức mà Việt Nam đã quyết định đương đầu bằng cách áp dụng một chiến lược mới vào tháng 7. Sự gián đoạn của biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học không chỉ là mối đe dọa với môi trường sống trên Trái đất mà còn đối với cả văn hóa.

Theo nghiên cứu mới nhất của IUCN, cứ mỗi 5 khu di sản thế giới thì đã có 01 khu mà rủi ro về biến đổi khí hậu là một thực tế đối. Thế giới cũng như Việt Nam đang rất nỗ lực hành động về vấn đề này và UNESCO sẽ đồng hành cùng Việt Nam trong các chương trình diễn ra trong tương lai.

TGĐ UNESCO cho rằng, chúng ta phải tăng cường nỗ lực nếu chúng ta muốn đạt được mục tiêu chung là bảo vệ 30% hành tinh của chúng ta vào năm 2030. Điều này có nghĩa là khơi dậy tiềm năng của các khu dự trữ sinh quyển UNESCO, nơi mà con người đang cho thấy rằng có thể dung hòa giữa phát triển kinh thế và bảo tồn đa dạng sinh học. Việt Nam hiện nay có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Công ước này đã coi thiên nhiên là di sản, như Khu di sản thế giới Vịnh Hạ Long nổi tiếng, như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, một vùng quan trọng cho bảo tồn đa dạng sinh học. UNESCO muốn tăng cường hợp tác xây dựng năng lực cho các cán bộ quản lý các khu di sản, để có thể dự báo tốt hơn về hệ quả lâu dài của biến đổi khí hậu và giải quyết các tình huống khẩn khấp một cách hiệu quả hơn.

TGĐ UNESCO Thế giới khẳng định, bảo tồn di sản không phải là chuyện xa xỉ. Đó là điều kiện tiên quyết để đảm bảo rằng thế giới của chúng ta không bị sụp đổ thêm nữa. Đó là sự kết nối giữa quá khứ và tương lai của chúng ta. Chúng ta phải đặt văn hóa và di sản đúng tầm quan trọng mà chúng đáng có. Chúng ta cần phải coi các chính sách văn hóa là đòn bẩy mạnh mẽ cho các hành động của quốc gia, như ví dụ ở Việt Nam, và như mô hình mẫu mực của Tràng An.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.