Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thực hiện một loạt các cuộc khảo sát do chính phủ tài trợ từ năm 2011 đến năm 2020 và xác định vị trí các mỏ khoáng sản tiềm năng từ niken đến đất hiếm.
Một số khu vực trầm tích nằm ở Biển Đông, nhưng phần lớn ở Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, cách xa biên giới Trung Quốc.
Tuy nhiên, cường độ các hoạt động thăm dò của Trung Quốc ở những khu vực xa xôi này “đã vượt qua các quốc gia khác”, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học thuộc Bộ Tài nguyên Trung Quốc cho biết.
Sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc trong vài thập kỷ qua đã dẫn đến nhu cầu lớn về các nguồn tài nguyên nhập khẩu, chẳng hạn như quặng sắt chất lượng cao từ Australia và Brazil để sản xuất thép xây dựng.
Trong những năm gần đây, sự chú ý của Trung Quốc đã chuyển sang các nguồn tài nguyên chưa được khai thác dưới đáy đại dương. Theo một ước tính của các nhà nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Tokyo, lượng đất hiếm dưới đáy biển được cho là có trữ lượng gấp 1.000 lần so với trên đất liền.
Nhưng phần lớn các khoáng sản dưới đáy biển vẫn chưa được khai thác và việc khai thác bất kỳ khu vực nào cũng đòi hỏi sự hiểu biết chính xác về vị trí và kích thước của các mỏ.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khoáng sản Trung Quốc tự tin về việc vượt qua thách thực này.
Ví dụ, một cuộc khảo sát cho thấy trữ lượng niken - một kim loại có thể tăng hiệu suất của pin ô tô điện, có xu hướng được tìm thấy ở các sườn núi dưới biển hơn là trên các đỉnh núi hoặc trong lòng chảo.
Các cuộc khảo sát đã được cho phép dưới sự cho phép của Cơ quan Đáy biển Quốc tế của Liên hợp quốc có trụ sở tại Jamaica.
Các thỏa thuận giữa Cơ quan Đáy biển Quốc tế và chính quyền Bắc Kinh cho phép Trung Quốc tiếp cận nhiều lĩnh vực khảo sát khoáng sản hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Theo các nhà nghiên cứu, các hoạt động khai thác đáy biển trong tương lai của Trung Quốc có thể sẽ tập trung ở nam Đại Tây Dương, tây bắc và tây nam Ấn Độ Dương, trung tâm Thái Bình Dương và Biển Đông.
Tại những khu vực này, các tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã phát hiện ra một số lượng lớn các mỏ chứa khoáng sản nằm dưới đáy biển. Một số mỏ chứa quặng chất lượng đủ cao để khai thác thương mại trong hơn hai thập kỷ, theo nghiên cứu.
Nhưng việc xây dựng các cơ sở khai thác lớn ở những vùng biển xa xôi, đôi khi gây tranh cãi này sẽ là một thách thức. Ấn Độ đã nêu quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, bao gồm cả hạm đội hải quân đáng kể của quân đội Trung Quốc để bảo vệ các tàu thương mại và các lợi ích khác của nước này trong khu vực.
Mỹ cũng đã cử máy bay do thám để giám sát các tàu nghiên cứu của Trung Quốc lập bản đồ và trồng các thiết bị dưới đáy biển gần đảo Guam.
Trung Quốc hiện có một số dự án thăm dò biển sâu đầy tham vọng. Nuốc này đã chế tạo tàu lặn có người lái có thể đạt đến một số độ sâu lớn nhất thế giới và đang phát triển một trạm nghiên cứu đáy biển và căn cứ đáy biển do robot vận hành.
Với sự trợ giúp của các trạm điện hạt nhân nổi, công nghệ này được kỳ vọng sẽ mở đường cho việc khai thác thương mại tài nguyên thiên nhiên từ vài nghìn mét dưới lòng đại dương.