Thành phố bị tổn thương trong dịch bệnh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những ngày thành phố giãn cách theo Chỉ thị 16 ở mức cao nhất, người dân thành phố Hồ Chí Minh vừa sợ hãi, vừa rúng động.
Thành phố bị tổn thương trong dịch bệnh

Gần hai năm nạn dịch tràn ngập thế giới, Việt Nam không là ngoại lệ, ngoại trừ điểm sáng là việc chống dịch của Việt Nam năm ngoái xem ra rất ổn (xếp thứ nhì trên bảng tổng sắp toàn cầu, sau New Zealand – theo kết quả khảo sát của Viện Lowy, Australia).

Nhưng năm 2021 đã khác, các ổ dịch bùng vỡ từ sau Tết Nguyên Đán, bắt đầu trầm trọng từ tháng 4.2021 lan ra từ Bắc tới Nam và hiện tại, ở TP Hồ Chí Minh đang bùng phát dữ dội. Từ đấu tháng 7, mỗi ngày có hàng ngàn ca nhiễm mới, tính đến sáng ngày 12.7, riêng TPHCM đã vượt 14.000 ca nhiễm.

Thành phố giới nghiêm gần như hoàn toàn, không chỉ là lệnh mà còn là lời truyền trong người dân: “Ở nhà và 5K”. Chỉ khi nào toàn thành phố cùng đồng lòng, thì mới hy vọng cho một sự hồi sinh “bình thường mới” sau 15 ngày giãn cách nghiêm ngặt này (kể từ ngày 09/07).

Có thể biện pháp phòng chống dịch của năm 2020 không ổn nữa, vì vậy, cần một lộ trình khác cho năm 2021. Những người thiết kế nên lộ trình này chính là những nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành y, những nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu ở các lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý nhà nước khi tham khảo cách phòng chống dịch của các quốc gia khác.

Tất cả từ nhà quản lý đến dân chúng, đều trông đợi nhau, lắng nghe nhau, từng ngày.

Một Sài Gòn bị tổn thương

Kể từ đầu tháng 6.2021, TP Hồ Chí Minh liên tiếp xuất hiện những ca nhiễm F0 và các khu phong tỏa ngày càng nhiều ở khắp các quận huyện

Hầu hết cả ngả đường ngoài và trong nội thành đều có chốt kiểm soát. Các con hẻm có biển cảnh báo người dân không đi ra ngoài ngoại trừ cần thực phẩm, thuốc men chữa bệnh và sự cố cháy nổ. Các khu phong tỏa “băng bó” bằng dây nhợ chằng chịt các lối ra có chốt canh cẩn mật. Các con đường ngày đêm đều được xịt khuẩn liên tục bởi đội ngũ y tế.

Tại các bệnh viện đều lập khoa nhiễm để chữa trị các ca F0. Các bệnh viện dã chiến, các khi cách ly được thành lập liên tục để chuyển bệnh và đưa các ca F1 thực hiện việc thăm khám hàng ngày điều trị. Những ngày gần đây, thêm một vấn đề nan giải đặt ra cho thành phố, đó là nhiễm chéo trong khu cách ly, nên càng cần thêm lực lượng y bác sĩ trực bệnh, thêm nhiều cơ sở để giãn người cách ly phòng bệnh.

Còn một điều ít ai để ý đó là vệ sinh phòng bệnh trong các khu cách ly cũng đang thiếu nhân sự dọn dẹp vệ sinh.

Có thể nói, TP Hồ Chí Minh chứa đựng mọi sự lấp lánh hào nhoáng, và giờ lâm trọng bệnh, và nếu con người ở nơi đây không dựa vào tình người, họ sẽ bị hủy hoại trước cả khi nhiễm bệnh.

Nhưng Sài Gòn không phải vậy

Sài Gòn đã là nơi trao đi nhiều nhất vào những lúc miền Trung, miền Bắc chịu thiên tai, dịch bệnh.

Và bây giờ thì "nhân quả" đã hiện tiền. Từ đầu dịch đến nay, có gần hàng trăm tấn gạo và rau của ở Quảng Trị gởi vô. Hà Nội, Hải Dương, Đà Nẵng, Huế cũng đã hỗ trợ hiện vật và tiền, cả nhân lực gồm hàng trăm y bác sĩ tình nguyện xung phong tới bệnh viện dã chiến và khu cách ly đang quá thiếu nhân viên y tế. Hải Phòng tặng thêm máy trợ thở, dụng cụ y tế và 10 tỉ mua vaccine, Đắk Lắk, Lâm Đồng gửi hàng trăm tấn rau của quả...

Người dân cứu nhau.

Người dân giúp nhau.

Người dân thương và lo cho nhau.

Bên cạnh sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc đang tích cực cùng Đoàn Thanh niên, Hội chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ…vv… các hội dân sự xúm vào làm thiện nguyện. Tất cả đều góp công, góp của, góp sức. Hàng ngàn bếp ăn của các nhà hàng, các cá nhân, gia đình đóng góp bữa cơm, làm bánh, đóng chai nước miễn phí.

Các đội xe bán tải, các nhóm xe vespa, xe motor tham gia vận chuyển để trao đến các địa điểm. Những y bác sĩ được tăng cường ở tuyến đầu, các thanh niên, các lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch bệnh, tình nguyện lao ra đường bất chấp nguy cơ (dù chính họ là những người giữ ý thức cao độ nhất về việc sát khuẩn (tất cả đều phải vào buồng sát khuẩn mỗi ngày trước khi ra về nhà để bảo đảm an toàn), và giữ 5K triệt để).

Sài Gòn, ở nhà và 5K

Chưa bao giờ chứng kiến một Sài Gòn “đau nặng” đến vậy. Thế hệ 7X đến Gen Z chưa sống vào thời kỳ chiến tranh, nhưng trong dịch bệnh, lại chứng kiến điều kinh hoàng nhất không phải bom đan mà là sự vắng lặng.

Đó là một khoảng không im lìm.

Đó không phải là sự yên tĩnh mà con người ao ước, mà ngược lại, sự im lìm của dịch bệnh đe dọa làm dấy lên những nỗi sợ hãi.

Thế giới tĩnh lặng nếu ở trong những nội tại mạnh, sẽ bùng phát và để kiến tạo. Và dù nó kiến tạo điều gì đi nữa từ sự tĩnh lặng đó thì nó cũng cần một thế giới hiện hữu sôi động và hồi sinh để thực chứng, để lan tỏa, để tiếp tục quay trở vào hoài thai.

Nhưng nếu thành phố chìm vào và tĩnh lặng, thì đó là dấu hiệu của sự đóng băng, sự tàn phai và con người bị hủy diệt dần trong những ô nhà của mình, không còn có cách nào cầm cự, đến cả tự do cho những hoạt động đơn giản nhất cũng là một khát khao. Và “tất cả những thứ đó chỉ là dấu hiệu, những biểu tượng của thế giới tinh thần nội tâm của con người, chỉ là những phản ánh số phận bên trong của con người” (triết gia N. Berdyaev).

Bởi vậy, hơn lúc nào hết, cả nước đều đồng lòng “Ở nhà và 5K”, và Sài Gòn lại càng cần như vậy. Đây không phải là lúc “lắng lòng” hay “cố gắng”, mà đây là lúc chúng ta ý thức rất rõ về cái giá của sự bất cẩn, về sự bất trắc và vô thường của đời sống này.

Vì thế, hãy vì một thành phố sống chung cùng nhau, và đây cũng là lúc chúng ta biết rõ cơ hội làm con người đích thực, được tận hiến cho chính sự sống của mình và mọi người, và có lẽ đó là lý do chính đáng để thấy rõ trách nhiệm và bổn phận của mỗi chúng ta.

Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.