Thành phố có tên ngắn nhất Việt Nam cuốn hút du khách bốn phương bởi nét thơ mộng, trữ tình và cổ kính của cảnh quan thiên nhiên cùng những công trình kiến trúc - văn hóa đặc sắc.
Giải thích Huế hiện là thành phố có tên ngắn nhất Việt Nam, chỉ với 1 từ và 3 chữ cái. Năm 1306, vua Trần gả Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm Thành, đổi lấy hai châu Ô, Lý (Rí), về sau là xứ Thuận Hóa. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, mở ra một chương mới trong lịch sử vùng đất này. Từ Thuận Hóa, đến Phú Xuân, rồi Huế là chặng đường dài nhiều thăng trầm. Người ta cho rằng có địa danh Huế là do đọc chệch từ Hóa mà thành. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải.
2 Thành phố có tên ngắn nhất Việt Nam hiện là tỉnh lỵ của địa phương nào?
icon
Bình Trị Thiên
icon
Thừa Thiên
icon
Thừa Thiên - Huế
icon
Quảng Nam
Giải thích TP Huế hiện là tỉnh lỵ của Thừa Thiên - Huế. Sau ngày thống nhất đất nước, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tách ra từ tỉnh Bình Trị Thiên vào năm 1989. Ngoài TP Huế, địa phương này còn có 2 thị xã là Hương Thủy, Hương Trà và 6 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới và Nam Đông. Ảnh: Alex Nguyen.
3 Dòng sông nào được nhắc đến trong bút ký đặc sắc "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường?
icon
Sông Hồng
icon
Sông Cửu Long
icon
Sông Lam
icon
Sông Hương
Giải thích "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" là bút ký đặc sắc của nhà văn xứ Huế Hoàng Phủ Ngọc Tường, viết về sông Hương, dòng sông biểu tượng của đất cố đô. Sông Hương có hai nguồn chính là Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp nhau ở ngã ba Tuần trước khi chảy thật chậm qua trung tâm TP Huế rồi đổ ra cửa biển Thuận An. Đi thuyền trên sông Hương là một trải nghiệm du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm vùng đất này. Ảnh: @anhquaninsta.
4 Cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương hiện có tên là gì?
icon
Cầu Trường Hải
icon
Cầu Trường Tiền
icon
Cầu Trường Thi
icon
Cầu Trường Giang
Giải thích Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông Hương, dài hơn 400 m, xây dựng cuối thế kỷ 19 theo kỹ thuật, vật liệu mới của Tây phương. Trong lịch sử, cầu có nhiều tên gọi, song cái tên phổ biến nhất vẫn là Trường Tiền, cũng là tên chính thức hiện nay. Đầu cầu phía tả ngạn xưa có một xưởng đúc tiền, nên người dân quen gọi là cầu Trường Tiền. Những nhịp cầu cong cong như chiếc lược ngà, bắc qua dòng Hương Giang trở thành biểu tượng thơ mộng của xứ Huế. Ảnh: @tho.carrot.
5 Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới vào năm nào?
icon
1983
icon
1993
icon
2003
icon
2013
Giải thích Ngày 11/12/1993, tại phiên họp ở Colombia, Ủy ban Di sản thế giới của UNESCO đã công nhận Quần thể di tích cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới. So với các cố đô khác của Việt Nam, Huế là nơi duy nhất còn bảo lưu khá nguyên vẹn tổng thể kiến trúc nghệ thuật cung đình với hệ thống thành quách, cung điện, lăng tẩm, chùa quán... đặc sắc, thu hút nhiều du khách cả trong và ngoài nước. Ảnh: @xquiiiiin_instar.
6 Chùa Thiên Mụ, ngôi cổ tự nổi tiếng của đất cố đô tọa lạc trên ngọn đồi nào?
icon
Đồi Hà Khê
icon
Đồi Vọng Nguyệt
icon
Đồi Thông Hai Mộ
icon
Đồi Thủy Trúc
Giải thích Chùa Thiên Mụ, hay Linh Mụ, tọa lạc trên đồi Hà Khê ở tả ngạn sông Hương, nay thuộc phường Kim Long, TP Huế. Đồi Hà Khê dưới góc nhìn phong thủy được miêu tả là một gò cao như đầu rồng ngoảnh lại. Tương truyền chùa được dựng lên để "tụ linh khí, bền long mạch". Với phong cảnh hữu tình, ngôi chùa linh thiêng có lịch sử hơn 400 năm này hiện là một trong những điểm đến nổi tiếng nhất xứ Huế. Ảnh: @thinhdt20.08.
7 Ngọn tháp 7 tầng ở chùa Thiên Mụ có tên là gì?
icon
Tháp Phước Hải
icon
Tháp Phước Lộc
icon
Tháp Phước Duyên
icon
Tháp Phước Thọ
Giải thích Năm 1844, tại chùa Thiên Mụ, vua Thiệu Trị cho xây tháp Từ Nhân, sau đổi là tháp Phước Duyên. Với kiến trúc độc đáo, tòa tháp hình bát giác này cao 21 m, gồm 7 tầng, mỗi tầng đều có thờ tượng Phật. Với du khách thập phương, tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ như một biểu tượng đáng nhớ của đất cố đô. Ảnh: @eveworanittha.
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
(Ngày Nay) - Chương trình chính luận nghệ thuật "Con đường lịch sử" là dịp đặc biệt để người dân cả nước cùng tự hào nhìn lại chặng đường vẻ vang của một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
(Ngày Nay) - Giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman cho biết có kế hoạch ra mắt mô hình o3 mini vào cuối tháng 1 và bản o3 đầy đủ sau đó, bởi các mô hình ngôn ngữ lớn mạnh hơn có thể vượt trội hơn mô hình hiện có.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế 2024, TCT Sản xuất thiết bị Viettel (VMC) đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Công ty Advanced Business Events (ABE) – Pháp và 3 Points Aviation – Canada để tham gia phát triển mạng lưới cung ứng sản phẩm hàng không vũ trụ.
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
(Ngày Nay) - Tư lệnh Tình báo quốc phòng, Thiếu tướng Moon Sang Ho, đã bị bắt giữ ngày 20/12, với cáo buộc đóng vai trò quan trọng trong việc ban bố thiết quân luật đêm 3/12.