Mối quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc sẽ thế nào thời hậu Abe?

Theo các nhà phân tích, dù ai kế nhiệm Thủ tướng Abe Shinzo, nhà lãnh đạo mới của Nhật Bản cũng sẽ tiếp tục duy trì sự cân bằng với Trung Quốc và Mỹ.


Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Tokyo năm 2018. Ảnh: EPA-EFE
Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Tokyo năm 2018. Ảnh: EPA-EFE

Cách tiếp cận với Trung Quốc sẽ ít thay đổi?

Người kế nhiệm ông Abe trở thành Thủ tướng Nhật Bản được cho là sẽ tiếp tục cách tiếp cận của người tiền nhiệm với Trung Quốc, tức là sẽ cân bằng mối quan hệ kinh tế với quan điểm cứng rắn hơn trong vấn đề an ninh.

Thủ tướng Abe Shinzo, bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2 năm 2012, ngày 28/8 tuyên bố rằng ông sẽ từ chức vì lý do sức khỏe. Trong 8 năm qua, ông đã chứng kiến những thăng trầm trong quan hệ giữa Nhật Bản với Trung Quốc, và gần đây nhất là sự căng thẳng trong quan hệ song phương sau đại dịch Covid-19 cũng như việc Trung Quốc áp dụng luật an ninh quốc gia với Hong Kong.

Ông Abe, Thủ tướng tại nhiệm lâu nhất của Nhật Bản, cho biết ông không muốn tình hình sức khỏe đang xấu đi của ông ảnh hưởng tới các quyết định chính sách quan trọng và vì thế ông sẽ từ chức. Tuy nhiên, ông sẽ vẫn giữ chức vị Thủ tướng cho đến khi đảng Dân chủ tự do cầm quyền chọn được lãnh đạo mới.

Hiện chưa rõ ai sẽ trở thành người kế nhiệm ông Abe. Trong số các ứng cử viên sáng giá có cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida. 

Những người trung thành với ông Abe, như Bộ trưởng Tài chính Taro Aso – người từng làm ngoại trưởng, và Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga được coi là những ứng viên tiềm năng.

Ngoài ra, các thành viên khác trong nội các như Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi - con trai cựu Thủ tướng Koizumi, và Bộ trưởng Y tế Katsunobu Kato cũng được đánh giá cao có thể thay thế ông Abe.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ishiba, một trong số ít các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Tự do đã từng công khai chỉ trích ông Abe, đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận, nhưng ông được cho là ít nhận được ủng hộ trong đảng cầm quyền.

Ông Ishiba ủng hộ các nỗ lực về sửa đổi Hiến pháp hòa bình thời hậu chiến của Nhật Bản nhưng lại chỉ trích cách tiếp cận của ông Abe là quá vội vàng. Ông cũng không tham gia vào các cuộc viếng thăm đền Yasukuni, một vấn đề vốn gây tranh cãi với một số nước trong khu vực. 

“Điều này có thể đồng nghĩa với việc Ishiba có thể sẽ thân thiện hơn với Trung Quốc và ít mạnh mẽ hơn trong việc thúc đẩy những thay đổi trong Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản”, ông Liu Jiangyong, một chuyên gia về Nhật Bản tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh cho biết. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên từ chối bình luận, và nói rằng Bắc Kinh muốn tiếp tục phát triển mối quan hệ giữa 2 nước.

Cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc

Giới phân tích nói rằng Nhật Bản chưa chưa chắc đã thay đổi cách tiếp cận hiện nay nhằm tránh bị mắc kẹt trong cuộc đối đầu giữa Mỹ - đồng minh chủ chốt của Nhật, với Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất của Nhật.

“Liên minh với Mỹ, nhưng cùng với đó vẫn duy trì quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của Nhật Bản… điều đó sẽ không thay đổi”, Michito Tsuruoka, một trợ lý giáo sư tại Đại học Keio ở Tokyo cho biết.

Tuy nhiên ông Tsuruoka cũng nói rằng, cách tiếp cận như sẽ khó được duy trì lâu dài nếu mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục xấu đi.

“Nếu Tổng thống Trump đắc cử và tiếp tục các chính sách cứng rắn với Trung Quốc, quan hệ Trung-Nhật sẽ bị tác động vì rốt cuộc, Nhật Bản vẫn là một đồng minh chủ chốt của Mỹ”, ông Liu Jiangyong tại Đại học Thanh hoa nói, đồng thời nhận định rằng, ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden sẽ có cách tiếp cận với Trung Quốc “ít cực đoan” hơn so với Tổng thống đương nhiệm.

Ông Abe luôn tìm cách tránh xung đột trực tiếp với Trung Quốc dù 2 bên có những tranh chấp ở Biển Hoa Đông, cũng như căng thẳng trong vấn đề kiểm soát đại dịch Covid-19 cũng như vấn đề Hong Kong.

“Chính sách của ông Abe nhấn mạnh cả vào khía cạnh thực tế và thực dụng”, Huang Dahui, một chuyên gia về quan hệ quốc tế với Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh cho biết 

Các mối quan hệ có vẻ như đã được cải thiện trong 2 năm qua, khi Thủ tướng Lý Khắc Cường có chuyến thăm “tan băng” tới Tokyo vào tháng 5/2018 và ông Abe thăm Trung Quốc vào năm sau đó. Ông Abe cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật bản năm Trung Quốc trong vòng 8 năm.

Tuy nhiên giữa đại dịch Covid-19, ông Abe đã kêu gọi các công ty Nhật Bản tái bố trí hoạt động từ Trung Quốc về nước để giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông Huang nói rằng, quy mô của thị trường Trung Quốc đồng nghĩa với việc điều này sẽ không phải là lựa chọn dễ dàng đối với các công ty Nhật Bản./.

Theo VOV
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.
Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
(Ngày Nay) - Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.