Đã đến lúc ông Shinzo Abe nói lời tạm biệt?

(Ngày Nay) - Theo những cuộc thăm dò cử tri gần đây, uy tín của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có dấu hiệu đi xuống. Đây có thể sẽ là thời điểm để ông Abe nói lời tạm biệt với văn phòng chính phủ sau một thời gian dài tại nhiệm.
Thăm dò cử tri cho thấy ông Abe chỉ nhận được 14% số phiếu ủng hộ. Ảnh: AP
Thăm dò cử tri cho thấy ông Abe chỉ nhận được 14% số phiếu ủng hộ. Ảnh: AP

Trong một cuộc thăm dò của báo Asahi, hai phần ba số cử tri Nhật Bản cho biết họ nghĩ rằng thủ tướng Shinzo Abe nên từ chức sau nhiệm kỳ thứ ba. Cuộc thăm dò được tổ chức giữa lúc những tin đồn rằng Đảng Dân chủ Tự do (LDP) sẽ xem xét thay đổi các quy tắc của mình để cho phép ông Abe có thể tiếp tục nhiệm kỳ thứ tư đang được lan ra.

Tổng cộng đã có 2.065 cử tri đã được phỏng vấn qua điện thoại. Trong đó, chỉ 19% số cử tri tham gia phỏng vấn cho biết họ muốn Abe tiếp tục nắm quyền sau khi hết nhiệm kỳ thứ ba vào tháng 9 năm 2021 sắp tới, giảm từ con số 25% vào tháng 2 năm nay. Ngay cả những người ủng hộ đảng LDP cũng nói rằng đã đến lúc ông Abe phải rời khỏi văn phòng thủ tướng.

Các nhà phân tích đã chỉ ra rằng dữ liệu về số người ủng hộ thủ tướng đương nhiệm đang giảm mạnh trong những tuần gần đây. Mặc cho cuộc thăm dò được thực hiện bởi báo Mainichi vào cuối tuần qua cho thấy tỷ lệ ủng hộ ông Abe đã tăng 9%, lên mức 36%.

Những chỉ trích liên quan liên quan tới công tác xử lý dịch COVID-19 và một số vụ bê bối chính trị đang được đặt ra với thủ tướng Nhật Bản. Cùng với việc ông Abe đã nắm giữ vị trí của mình trong vòng 7 năm và 181 ngày liên tục, nhiều số cử tri cho rằng đã đến lúc phải thay đổi.

Mitsue Nagasaku, một người nội trợ từ Yokohama, đã từng bỏ phiếu đã ủng hộ cho ông Abe, nhận xét rằng dường như thủ tướng Nhật Bản đang trở nên rệu rã.

"Thủ tướng trông có vẻ mệt mỏi. Mọi người đều biết rằng ông ấy nên nghỉ ngơi ngay sau khi nhiệm kỳ đầu tiên, ông ấy đang bị ốm," Nagasaku nói, đề cập đến việc ông Abe từ chức vào tháng 9 năm 2007 sau 366 ngày tại nhiệm vì những vấn đề liên quan tới sức khỏe.

"Tôi nghĩ rằng ông Abe đã làm tất cả những gì có thể, và một gương mặt mới sẽ có nhiều năng lượng để đối phó với những vấn đề như nền kinh tế và dịch COVID-19 hơn," người nội trợ nói.

Những người kế thừa

Hiromi Murakami, giáo sư ngành khoa học chính trị tại Đại học Temple ở Tokyo, cho biết người được cho là sẽ kế vị ông Abe không nhận được nhiều sự ủng hộ từ cử trị.

"Thủ tướng Abe dường như mong muốn chuyển vai trò lãnh đạo LDP cho Fumio Kishida, nhưng ông Kishida đang không nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía cử tri," ông Murakami nói. "Đòng thời ông Abe chắc chắn không muốn trao quyền lực cho một nhóm nào khác trong đảng của mình".

Đã đến lúc ông Shinzo Abe nói lời tạm biệt? ảnh 1

Ông Fumio Kishida, đứng đầu Hội đồng nghiên cứu chính sách LDP, từng được cho là người kế vị ông Shinzo Abe. Ảnh:Kyodo


Ông Kishida hiện đang giữ vai trò đứng đầu Hội đồng nghiên cứu chính sách LDP, và cũng là một đồng minh thân cận của thủ tướng Nhật Bản. Nhưng cuộc thăm dò của Asahi chỉ ra rằng chỉ có 4% số cử tri ủng hộ ông Kishida trở thành thủ tướng tiếp theo.

"Nếu ông Kishida không thể tiếp quản ông Abe, thì cái tên Shigeru Ishiba sẽ là một cái tên đáng để chúng ta lưu ý tới," ông Murakami chia sẻ.

Theo cuộc thăm dò của Asahi, số cử tri ủng hộ cho ông Ishiba, vốn là cựu tổng thư ký của LDP, đã tăng lên 31% so với mức 25% vào hồi tháng 2. Số liệu này cho thấy ông Ishiba đang vượt xa Bộ trưởng Môi trường Shinjiro Koizumi, con trai của cố thủ tướng Koizumi Junichiro, và là người đang nắm giữ 15% sự ủng hộ từ phía cử tri.

Những cái tên khác đã được đề xuất bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Taro Kono, Bộ trưởng Nội các Yoshihide Suga, và Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi. Tuy nhiên, không ai trong số những ứng cử viên kể trên nhận được sự ủng hộ vượt trội trong nội bộ đảng LDP.

Murakami nhận định rằng chính quyền của ông Abe đang phải trả giá cho những sai lầm trong việc đối phó với dịch COVID-19.

Khó khăn chồng chất

Các chính sách phục hồi kinh tế của chính phủ đang được người dân toàn nước Nhật đưa lên bàn cân, trong đó đặc biệt là việc duy trì hoạt động của các doanh nghiệp.

Chính quyền của ông Abe đã tuyên bố tung ra một gói cứu trợ lớn nhất thế giới, trị giá lên tới 2.2 nghìn tỷ USD. Thế nhưng, hệ thống hành chính cũ kỹ đang ngăn cản dòng tiền này tới được tay người dân, nguyên do cụ thể được cho là vì những thủ tục hành chính phức tạp và sự thiếu thốn nhân lực công.

Theo Bộ Nội vụ, gần 40% số tiền trong gói cứu trợ, dành cho các hộ gia đình, hiện vẫn chưa đến được tay người dân dù đã được phê duyệt từ cuối tháng 4.

Đối với các khoản vay doanh nghiệp và trợ cấp việc làm, cùng nhiều nhóm quan trọng khác trong gói cứu trợ của chính quyền Abe, chỉ 14% trong khoảng 920 tỷ USD được chuyển tới các doanh nghiệp cỡ nhỏ.

Đã đến lúc ông Shinzo Abe nói lời tạm biệt? ảnh 2

Người tiêu dùng Nhật Bản mua sắm khi đang đeo khẩu trang vào ngày 27/3. Ảnh: REUTERS


"Những sai lầm cứ dần tích tụ lại và làm ảnh hưởng tới chính quyền của ông Abe. Trong khi đó, tôi nghĩ rằng, với một người đàn ông đã nắm giữ quyền lực trong một thời gian dài như vậy, ông Abe vẫn chưa thể hiện được nhiều" Jun Okumura, một nhà phân tích chính trị tại Viện Meiji lên tiếng.

"Những vụ bê bối và các câu hỏi vẫn đang bị bỏ ngỏ, và ông Abe dường như không có khả năng để giải quyết chúng. Vậy nên, mặc cho những thay đổi tích cực mà ông ta đã mang lại cho xã hội Nhật Bản, có lẽ đã đến lúc để nói lời tạm biệt," ông Okumura chia sẻ.

Theo SCMP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.