Thông qua Nghị quyết điều chỉnh mở rộng địa giới TP. Huế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng ngày hôm nay (27/4), trong phiên họp thứ 55, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã dựa trên cơ sở tờ trình của Chính phủ xem xét và quyết định thông qua việc điều chỉnh địa giới để mở rộng TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên-Huế) và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế. 
Thông qua Nghị quyết điều chỉnh mở rộng địa giới TP. Huế

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới để mở rộng TP. Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố này tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trên cơ sở đề nghị của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, Chính phủ thấy rằng, việc mở rộng TP. Huế là một bước cụ thể hóa Đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên-Huế và Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050 mà Chính phủ đã phê duyệt tại Quyết định số 649/QĐ-TTg ngày 6/5/2014.

Theo đó, phạm vi mở rộng đô thị Huế bao gồm TP. Huế hiện hữu (70,67 km2) và khu vực định hướng phát triển, mở rộng đô thị thuộc phạm vi một phần thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà và huyện Phú Vang với diện tích khoảng 348,54 km2.

Cùng với đó, việc sắp xếp các phường thuộc TP. Huế có quy mô diện tích tự nhiên nhỏ là cần thiết nhằm tinh gọn bộ máy, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Bởi, hiện nay, tại TP. Huế vẫn còn một số phường có diện tích khá nhỏ, không gian phát triển bị chia cắt, gây khó khăn, cản trở trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế-xã hội, cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội bị phân tán, nhất là trong điều kiện Trung ương đang đẩy mạnh phân cấp, trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương.

Việc thành lập các phường Phú Thượng, Hương Vinh, Thủy Vân và Thuận An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã Phú Thượng, Hương Vinh, Thủy Vân và thị trấn Thuận An là nhằm tổ chức bộ máy chính quyền phù hợp trong quản lý điều hành và phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương…

Trình bày báo cáo thẩm tra Đề án điều chỉnh địa giới để mở rộng TP. Huế và sắp xếp, thành lập các phường thuộc TP. Huế, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Pháp luật cơ bản tán thành với sự cần thiết của việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế và việc sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố.

To

Thông qua Nghị quyết điều chỉnh mở rộng địa giới TP. Huế ảnh 1
Toàn cảnh phiên họp.

Việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng TP. Huế là một bước quan trọng trong tiến trình cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên-Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị. Đồng thời, Nghị quyết số 54-NQ/TW cũng yêu cầu phải “hoàn thành việc mở rộng TP. Huế theo quy hoạch trước năm 2022”.

Quá trình chuẩn bị đề án đã bảo đảm các trình tự, thủ tục theo đúng quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Nghị quyết số 653 và Nghị quyết số 1211 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Hồ sơ Đề án đã được chuẩn bị nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy định của pháp luật.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản tán thành với đề án của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật; thống nhất sự cần thiết, điều kiện và tiêu chuẩn mở rộng TP. Huế. Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhận thấy, hồ sơ đề án đã được chuẩn bị từ năm 2019, quá trình chuẩn bị chu đáo. Các cơ quan đã phối hợp tốt, đúng quy định pháp luật về trình tự, thủ tục và được Chính phủ thống nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng nhấn mạnh, Chính phủ, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cần xác định rõ lộ trình, thời hạn hoàn thành việc triển khai các công tác quy hoạch đối với TP. Huế và bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy hoạch để có cơ sở cho việc theo dõi, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện. Phải có kế hoạch, lộ trình cụ thể để thực hiện về mọi mặt, đặc biệt là quy hoạch chung, quy hoạch phát triển đô thị, bảo đảm yêu cầu phát triển theo quy định cả về không gian phát triển và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của đô thị.

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.