Thủ Thiêm: Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - LTS: Hơn 6.000 căn hộ thuộc chương trình xây dựng 12.500 căn hộ tái định cư tại Khu đô thị mới (KĐTM) Thủ Thiêm (Q.2, TP.HCM) đã hoàn thành và bàn giao để bố trí chỗ ở cho người dân. Tuy nhiên đến nay chỉ có hơn 400 hộ với hơn 1.000 nhân khẩu sinh sống. Hàng nghìn căn hộ khác bỏ hoang.

Thủ Thiêm: Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang

Thủ Thiêm: Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang – Bài 1: Tái định cư cho… cỏ dại

Hàng chục toà nhà chung cư với hàng nghìn căn hộ được thiết kế gần tương đương các khu nhà thương mại, nằm ở vị trí “vàng", mặt tiền đường Mai Chí Thọ và Lương Định Của, thuộc khu tái định cư 38,4 ha Bình Khánh (P.Bình Khánh, Q.2) được xây dựng xong rồi bỏ hoang khiến nhiều người xót xa.

Cỏ dại mọc cao hơn đầu người

Suốt 5 năm qua, những toà nhà phết sơn màu vàng thuộc khu tái định cư Bình Khánh vẫn nằm im lìm, bất chấp sự vận động không ngừng của nhịp sống thành phố. Hàng nghìn căn hộ chung cư vốn dĩ được xây dựng với mục đích phục vụ tái định cư cho người dân nằm trong diện giải toả, di dời để thực hiện KĐTM Thủ Thiêm bỗng rơi vào “quên lãng”, dù nằm trên khu đất chỉ cách trung tâm quận 1 năm phút đi xe.

Thủ Thiêm: Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang ảnh 1

Cỏ dại mọc um tùm khắp nơi

Một ngày cuối tháng 11/2020, vẫn như mọi khi, những cô lao công luống tuổi vẫn cặm cụi dọn dẹp vệ sinh bên trong các toà nhà được đánh ký hiệu từ R1 đến R7 (thuộc khu tái định cư Bình Khánh). Khung cảnh ở đây vắng vẻ đến kỳ lạ, hoàn toàn khác xa với những gì người ta thường ám chỉ khi nhắc đến những toà chung cư tái định cư, ồn ào và phức tạp.

Chạy dọc các tuyến đường trung tâm trong khu 38,4 ha, hình ảnh dễ dàng nhận thấy nhất là những khu thương mại, khu tiện ích và căn hộ đóng kín cửa, không một bóng người kinh doanh, sử dụng hay sinh sống. Những chùm cỏ lao vươn cao hơn đầu một người trưởng thành mọc um tùm khắp nơi. Vài mảng tường bắt đầu vàng ố, khung cửa sổ tối om có dấu hiệu gỉ sét. Nhiều cây xanh sau một thời gian dài ít được quan tâm chăm sóc cũng chết dần, chỉ còn trơ lại những cành khô, mục gãy.

Thủ Thiêm: Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang ảnh 2

Những khu thương mại đóng cửa, cỏ dại bao quanh

Ở lối cầu thang chính lên các toà nhà cao đến hơn 20 tầng luôn thường trực từ một đến hai bảo vệ canh giữ 24/24 để chặn tất cả những người lạ mặt có ý định vào bên trong. Các lối cửa phụ xung quanh cũng được bịt kín bằng bê tông, sắt thép, tôn, gỗ…, cứ khoảng 100m lại có một chốt bảo vệ áng ngữ. Nhiều khu vực còn được chủ đầu tư lắp hẳn rào chắn bằng lưới B40 để ngăn người lạ đi vào. “Vì ở đây không có người ở nên Ban Quản lý không cho ai ra vào hết, chứ nếu có dân thì khác rồi”, một bảo vệ thú nhận với phóng viên.

Căn hộ kiểu mẫu nằm phơi nắng mưa

Khu tái định cư 38,4 ha Bình Khánh nằm trong chương trình xây dựng 12.500 căn hộ tái định cư tại KĐTM Thủ Thiêm, nhằm tái định cư tại chỗ cho các hộ dân thuộc 5 phường trung tâm của khu đô thị này. Với 6.200 căn hộ, đây là dự án lớn nhất thuộc chương trình 12.500 căn hộ nói trên, cùng hai dự án khác là: khu 30,2 ha Bình Khánh với 4.216 căn và khu 17,3 ha An Phú - Bình Khánh có 1.844 căn.

Thủ Thiêm: Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang ảnh 3

Dự án 38,4 ha Bình Khánh gồm nhiều tháp cao từ 15-25 tầng. Tuy nhiên, hàng chục nhìn căn hộ không có người ở

Dự án 38,4 ha Bình Khánh được chính thức khởi công xây dựng vào năm 2013, gồm nhiều tháp cao từ 15-25 tầng với nhiều loại diện tích: 60 m2, 75 m2, 85 m2 và 100 m2... Theo công bố của TP.HCM, khu 38,4 ha Bình Khánh là dự án tái định cư kiểu mẫu, có chất lượng tương đương với các chung cư thương mại tại các khu đô thị lớn khác. Dự án sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng mọi tiêu chuẩn về một nơi ở mới khang trang, hiện đại cho người dân, để từ đó nhân rộng cho các dự án tái định cư tiếp theo.

Ban Quản lý Đầu tư xây dựng KĐTM Thủ Thiêm (BQL Thủ Thiêm) cho biết, khu 38,4 ha Bình Khánh bao gồm 4 tiểu dự án thành phần nằm trong phạm vi quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm, được giao cho 4 Liên danh nhà đầu tư thực hiện. Cụ thể:

Thủ Thiêm: Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang ảnh 4

Khu 38,4 ha Bình Khánh bao gồm 4 tiểu dự án thành phần nằm trong phạm vi quy hoạch KĐTM Thủ Thiêm

Thứ nhất, các lô R1, R2, R3 có tổng diện tích khoảng 4,7 ha với 2.220 căn hộ do Liên danh Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Vietin, Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và Công ty cổ phần xây dựng số 1 (gọi tắt là Liên danh Vietinbank) làm chủ đầu tư.

Thứ hai, các lô R4, R5 có tổng diện tích khoảng 3,1 ha với 1.570 căn hộ do Liên danh Tổng công ty cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex) và Công ty POS - AC của Hàn Quốc (gọi tắt là Liên danh Vietacimex) làm chủ đầu tư.

Thứ ba, các lô R6, R7 có tổng diện tích khoảng 2,3 ha với 1.080 căn hộ do Công ty Cổ phần Đức Khải làm chủ đầu tư.

Thứ tư, các lô R8, R9 có tổng diện tích khoảng 2,7 ha với 1.330 căn hộ do Liên danh Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Thuận Việt, Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal), Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công (gọi tắt là Liên danh Sacomreal) làm chủ đầu tư.

Thủ Thiêm: Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang ảnh 5

Cỏ mọc cả trên tầng 1 các toà nhà

Thủ Thiêm: Hàng nghìn căn hộ tái định cư bỏ hoang ảnh 6

Các lối vào đóng kín cửa

Các tiểu dự án này đã cơ bản hoàn thành vào năm 2015. Trong những năm 2012-2015, BQL Thủ Thiêm đã ký hợp đồng mua lại tất cả các căn hộ này để bàn giao cho cơ quan quản lý nhà nước bố trí tái định cư cho người dân đủ điều kiện. Tuy nhiên, sau 5 năm, hàng ngàn căn hộ tại khu 38,4 ha Bình Khánh vẫn bỏ trống khiến dự án có ý nghĩa tốt đẹp bỗng chốc rơi vào lùm xùm nhiều năm qua.

Hàng chục nghìn tỷ đồng trơ gan cùng tuế nguyệt


Trên lý thuyết, nếu tính theo giá thị trường vào 2015, căn hộ tại khu tái định cư 38,4 ha Bình Khánh có diện tích khoảng 66 m2 được rao bán với giá khoảng 1,6 tỷ đồng, tức khoảng 24 triệu đồng/ m2. Với 6.200 căn hộ (nếu tính diện tích trung bình là khoảng 66 m2/ căn hộ) thì tổng tài sản gần 10.000 tỷ đồng. Mang số tiền này gửi ngân hàng với lãi suất trung bình 5%/ năm thì sau một năm số tiền này tăng thêm 500 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng.


Vào năm 2019, căn hộ tại khu tái định cư 38,4 ha Bình Khánh được rao bán trên các trang bất động sản với giá thấp nhất là 58 triệu đồng/ m2. Như vậy căn hộ có diện tích 66 m2 sẽ có giá là gần 3,9 tỷ đồng. Với 6.200 căn hộ thì tổng tài sản là khoảng 24.000 tỷ đồng. Với lãi suất gửi ngân hàng ước tính trung bình như trên thì sau một năm số tiền này tăng thêm 1.200 tỷ đồng lên 25.200 tỷ đồng.


Hàng chục nghìn tỷ đồng nằm trơ gan cùng tuế nguyệt trên khu đất vàng nhiều năm qua quả thật là một sự lãng phí vô cùng khủng khiếp!

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.