Tự chữa bệnh cho cha
Theo lương y Nguyễn Đức Hai (ngụ tại tổ 14 tập thể bệnh viện 103 Hà Nội) thì cha của ông là cụ Hân, nguyên là Trưởng khoa Đông y Bệnh viện Việt Trì và Chủ tịch Hội Đông y Vĩnh Phú (cũ). Năm 2004, cụ Hân bị tai biến mạch máu não cấp cứu ở Bệnh viện Việt Trì, lương y Nguyễn Đức Hai đã dùng phương thuốc Đông y, kết hợp với Tây y, chữa trị cho cụ, sau ít ngày thì cụ tự đạp xe về nhà. Đến năm 2006, cụ lại có những triệu chứng như lần tai biến trước. Khi lương y Đức Hai bắt mạch cho cha thì phát hiện thấy 2 phổi của cụ có 2 khối u khá lớn. Sau khi đưa cha đi chụp cắt lớp thì kết quả đúng như bắt mạch. Ông Hai vội đưa cha xuống khoa ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai điều trị.
Lương y Nguyễn Đức Hai đang chữa bệnh cho người dân |
Khi ấy các bác sĩ cho biết là chỉ tia xạ cho cụ đến lần thứ 5 thì cụ sẽ không thể kháng cự được nữa, có thể đi trước Tết (lúc đó là giữa tháng 10 âm/ 2006) bởi bệnh tình cụ nặng đến mức đã làm cụ bị lẫn. Xác định “không còn gì để mất”, lương y Hai đưa bố về nhà tự chữa cho cha xem có kéo dài được không. Thời điểm ấy, ông nghỉ ở nhà trông bố, cứ lúc nào có thời gian là ông lại đọc sách, mày mò để tìm ra phương thuốc cải thiện sức khỏe cho bố.
Rồi một niềm hy vọng dấy lên khi ông tự thấy rằng “truyền hóa chất trong Tây y hiện nay đang là lấy độc trị độc”. Ngay lập tức, ông cũng áp dụng thuyết lấy độc trị độc để bốc thuốc cho bố. Ông quyết định dùng cam toại, đại kích và nguyên hoa (với tỉ lệ rất thấp so với các vị thuốc khác) kết hợp với nhau để thăm dò. Ban đầu, ông chỉ sắc thuốc trong chiếc ấm rất nhỏ, rồi tự mình nếm thử 1-2 thìa và nghe ngóng cơ thể. Thấy không có hiện tượng gì, hôm sau ông lại tăng lượng thử lên 5 thìa, 10 thìa, rồi nửa cốc. Đến khi uống hết cả một cốc mà không thấy có hiện tượng gì xấu, ông mới bắt đầu cho bố uống từng ít một vì sức đề kháng của cụ lúc ấy vẫn còn rất yếu.
Lương y Đức Hai đang bốc thuốc cho bệnh nhân |
Bên cạnh các vị thuốc cấm kết hợp với nhau như vậy, bài thuốc của ông còn bao gồm một số vị thuốc khác như thổ phục, đẳng sâm, nếu chữa u phổi thì có thêm hắc quế (chuyên chữa viêm đường tủy), nhân trần, trần bì, ngũ vị (đặc biệt với vị thuốc này người thầy lang phải biết tẩm với muối để có thể kéo khí về chân thận, giúp hắc quế làm tốt vai trò thông từ thận nên não), cát cánh, thạch xương bồ... Bài thuốc của ông có khoảng 14-15 vị, nhưng ông tùy vào loại u gan, u thận hay u phổi để thêm vị thuốc và pha trộn tỉ lệ cho thích hợp.
Kết quả thật bất ngờ khi cụ lang Hân uống được 15 ngày thì bắt đầu có tiến triển. Cụ đã có ý thức trở lại, tự rót thuốc từ ấm ra để uống. Sau 1 tháng, da dẻ cụ hồng hào dần và ăn uống tốt hơn. Khi bệnh tình ổn định, cụ Hân đòi về Việt Trì. Vậy là cứ vào cuối tuần, lương y Nguyễn Đức Hai lại mang về những túi thuốc đã được sắc sẵn cho cha uống. Sau 8 tháng uống thuốc của con trai, cụ Hân vào Bệnh viện Việt Trì làm xét nghiệm sinh thiết, kết quả không còn thấy khối u nữa.
Đi tìm lời giải cho phương pháp “dĩ độc trị độc”
Theo lương y Đức Hai, ung thư là một quá trình lâu dài từ 10 đến 20 năm, vì vậy để điều tri ung thư thì quan trọng phải phát hiện bệnh khi u chưa hình thành, còn để đến lúc nó hình thành thì rất khó phá. Thời gian điều trị thì phụ thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn mà uống thuốc chứ không thể nói sẽ uống trong bao lâu được. Nhưng ông Hai khẳng định: “Tôi chữa tất cả các loại ung thư thì tôi thấy ung thư đại tràng là bệnh tôi chữa hiệu quả nhất, phải đến 60-70 % số người bị bệnh này đến tôi chữa bây giờ vẫn sống bình thường.
Mặt khác trong suốt quá trình nghiên cứu ra bài thuốc này, lương Đức Hai tin rằng bài thuốc của mình sẽ hỗ trợ điều trị được bệnh ung thư, vấn đề chỉ còn là tỉ lệ kết hợp giữa các vị thuốc cấm ấy với nhau thôi, đấy chính là mấu chốt quyết định sự thành công của bài thuốc, bởi nếu tỉ lệ ấy chỉ chênh lệch ít nhiều thôi, thì sẽ không thành công.
Lương y Đức Hai bốc thuốc cho bệnh nhân |
Để tìm hiểu về pương pháp lấy độc trị độc trong chữa trị bệnh ung thư, ông Hà Văn Tiêu - Phó chủ tịch hội đông y Thành phố Hà Nội cho biết: “Trong đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh khác nhau. Việc chữa bệnh bằng phương pháp “lấy độc trị độc” không phải là trường hợp hiếm thấy. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp lấy độc trị độc này thì người thầy thuốc phải cực kì cẩn thận vì diễn biến điều trị khá phức tạp.
Đặc biệt với việc kết hợp cả 3 vị thuốc: Đại kích, nguyên hoa và cam toại, đây đều là những vị thuốc có tính độc cao thì cũng cần phải chú ý đến tình trạng bệnh nhân và liều lượng của thuốc. Trong một số trường hợp người ta vẫn phải sử dụng để điều trị một số loại bệnh như xơ gan cổ trướng là một ví dụ điển hình. Để sử dụng các vị thuốc này một cách có hiệu quả thì người thầy thuốc phải thực sự có “nghề” và có kinh nghiệm. Mặt khác để biết được phương pháp này có thực sự mang lại hiệu quả thì cần có những nghiên cứu cụ thể và xác minh từ những người bệnh đã dùng phương pháp chữa bệnh này.
Còn ông Mai Thế Thành giám đốc trung tâm phát triển dược liệu sạch Hà Nội cũng chia sẻ: Đúng là với đông y người ta cũng lưu truyền phương pháp chữa bệnh bằng cách lấy độc trị độc nhưng cũng phải tùy cơ mà ứng biến. Theo y văn cổ, cam toại, đại kích, nguyên hoa là những vị thuốc cấm, không được dùng với nhau nhưng nếu dùng với tỉ lệ rất thấp thì sẽ không gây ra nguy hiểm gì. Trong điều trị ung thư điều quan trọng là phải làm sao để tăng cường sức đề kháng và tăng cường miễn dịch để người bệnh có thể chống chọi với bệnh tật. Vì vậy việc sử dụng phương pháp lấy độc trị độc này phải tùy thuộc vào sức khỏe người bệnh, phải tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân trước rồi mới dùng phương pháp này.