Thường cáu kỉnh khi đói có thể là biểu hiện của bệnh thần kinh

(Ngày Nay) - Những người thường xuyên có thái độ bực tức khi đói có thể liên quan tới các bệnh thần kinh và tâm thần phân liệt, nghiên cứu mới từ công ty thử nghiệm DNA 23andMe đã tiết lộ.
    Thường cáu kỉnh khi đói có thể là biểu hiện của bệnh thần kinh

    Nghiên cứu tâm lý này chỉ ra rằng cảm xúc bực tức khi đói không phải do cơn đói “dày vò” mà do cảm xúc của từng người.

    Theo khảo sát của 23andMe về 100.000 người, 75 phần trăm chúng ta thường xuyên có cảm giác đói.

    Trước sự ngạc nhiên của nhóm nghiên cứu, thuật ngữ “hangry” - một thuật ngữ đặt ra cho những người đặc biệt tức giận và cáu kỉnh khi đói đã được ra đời. Tưởng chừng hiện tượng này sẽ xảy ra với bất cứ ai trong chúng ta nhưng sự thật lại không phải như vậy.

    Theo nghiên cứu của 23andMe hiện tượng này có nguồn gốc trong DNA của từng cá nhân.

    "Chúng tôi nghĩ rằng nếu có một lý do di truyền cơ bản để dẫn tới biểu hiện cáu kỉnh khi đói thì nó có khả năng liên quan đến hạ đường huyết hoặc đường huyết thấp. Tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy", nhà nghiên cứu dữ liệu Janie Shelton cho biết.

     
    Thường cáu kỉnh khi đói có thể là biểu hiện của bệnh thần kinh ảnh 1

    Hình ảnh minh hoạ

    Để thiết lập điều này, cô và nhóm của cô đã gửi các bản điều tra về hành vi ăn uống cho 100.000 người đã gửi DNA của họ đến 23andMe và đồng ý tham gia vào các dự án nghiên cứu của công ty.

    Theo đó, những người hay bực tức khi đói thường có chứa hai biến thể của hai gen không liên quan gì tới sự trao đổi chất và lượng đường trong máu nhưng lại liên quan tới tâm lý.

    Shelton cho biết: “Có hai gen xuất hiện ở những người bực tức khi đói: VRK2 và ERI1.”

    “ERI1 liên quan đến sự khó chịu và thần kinh. Gen thứ hai, VRK2, có liên quan đến các tình trạng như tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh và bệnh đa xơ cứng.”

    Theo DailyMail
    Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
    Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
    (Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
    15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
    15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
    (Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
    Ảnh minh họa
    Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
    (Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
    Ảnh minh họa
    Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
    (Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
    Ảnh minh họa
    Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
    (Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
    Ảnh minh họa
    Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
    (Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.