Tiếng nói địa phương vang xa tại Hội nghị Ngày Tự do Báo chí Thế giới 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại Hội nghị Ngày Tự do Báo chí Thế giới 2024 do UNESCO tổ chức ở Chile, các nhà báo trẻ đã mang đến những góc nhìn độc đáo từ địa phương lên sân khấu toàn cầu.
Hội nghị Ngày Tự do Báo chí Thế giới 2024. Ảnh: UNESCO
Hội nghị Ngày Tự do Báo chí Thế giới 2024. Ảnh: UNESCO

Diễn ra trong khuôn khổ dự án "Truyền thông xã hội vì hòa bình" do Liên minh Châu Âu tài trợ, hội nghị tập trung vào việc chống lại nội dung trực tuyến độc hại, đặc biệt là thông tin sai lệch và ngôn từ kích động thù địch. Đồng thời, hội nghị cũng đề cao vai trò quan trọng của tự do ngôn luận và chia sẻ những bài học kinh nghiệm quý báu từ các địa phương trên thế giới.

Năm nay với chủ đề "Báo chí vì hành tinh", hội nghị nhấn mạnh vai trò then chốt của báo chí trong việc giải quyết khủng hoảng khí hậu. Tham gia hội nghị, các nhà báo trẻ đã được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng báo chí điều tra, kiểm tra thông tin và sử dụng công cụ AI trong đưa tin chính xác dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia từ Đại học Texas và các mạng lưới truyền thông toàn cầu.

Sự tham gia của các nhà báo trẻ tại hội nghị khẳng định tầm quan trọng của việc đại diện cho tiếng nói của cộng đồng địa phương và bản địa trong các cuộc thảo luận toàn cầu. Anna Shampi, nhà hoạt động bảo vệ môi trường đến từ Kenya chia sẻ: "Điều ý nghĩa nhất đối với tôi là được lắng nghe những tác động của biến đổi khí hậu đối với các cộng đồng khó khăn, những cộng đồng đang phải chịu đựng sự áp bức."

Tham gia sự kiện từ Colombia, nhiếp ảnh gia trẻ Karen Yuliana Cabrera Yacuechime bày tỏ: "Là người Colombia đến thăm một quốc gia Nam Mỹ như Chile, tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc trở thành một phần của khu vực Nam bán cầu, nơi lịch sử đã chứng kiến ​​nhiều cuộc đấu tranh để bảo vệ lãnh thổ và con người chúng ta. Tôi mong muốn nhiều người hơn nữa, từ ông bà, trẻ em đến những người trẻ tuổi, có cơ hội chia sẻ kiến thức của họ trong bối cảnh toàn cầu và tiếp nối những điều tuyệt vời này."

Ngoài cơ hội chia sẻ tiếng nói của cộng đồng, các nhà báo trẻ còn có dịp gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với các diễn giả nổi tiếng và nhà báo dày dặn kinh nghiệm, bao gồm Maria Ressa, người từng đoạt giải Nobel và là nhà hoạt động nổi tiếng vì tự do báo chí. Lần đầu tiên, hội nghị chào đón sự tham gia của những người sáng tạo nội dung kỹ thuật số và người có ảnh hưởng từ khắp nơi trên thế giới, mang đến vô số trải nghiệm mới mẻ và đầy thú vị. Haris Buljubasic, nhà báo trẻ từ Bosnia và Herzegovina chia sẻ: "Tôi đã có một trải nghiệm đặc biệt ở Chile. Tương tác với những người có tầm ảnh hưởng đã giúp tôi học được cách làm sao để sáng tạo một nội dung hấp dẫn."

Theo UNESCO
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).