Tiếng ồn trắng chính là những âm thanh có tần số nằm trong ngưỡng con người có thể nghe được, ở một số lượng nhất định. Ngay cả môi trường yên tĩnh cũng không có tác động tích cực như tiếng ồn trắng.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Basel, Thụy Sỹ chỉ ra rằng với nền tảng nghe tiếng ồn trắng liên tục, việc lắng nghe những âm thanh thuần khiết sẽ càng trở nên chính xác hơn, tinh tế hơn. Phát hiện này có thể được áp dụng trong phát triển cấy ốc tai điện tử, hỗ trợ những người bị khiếm khuyết về thính lực.
Mặc dù lắng nghe là điều quan trọng trong giao tiếp của con người, thế nhưng chúng ta thường có ít hiểu biết về cách cảm nhận âm thanh và cách âm thanh được xử lý để có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của chúng. Việc con người phân biệt các mẫu âm thanh càng chính xác thì khả năng nghe sẽ càng được cải thiện. Nhưng làm thể nào để não bộ có thể quản lý và phân biệt giữa những thông tin cần thiết và không cần thiết, đặc biệt trong môi trường có tiếng ồn? GS.TS Tania Rinaldi Barkat, Khoa Sinh học, Đại học Basel cùng các nhà nghiên cứu đã tìm ra nền tảng tế bào thần kinh của nhận thức âm thanh và khả năng phân biệt âm thanh trong một môi trường có tiếng ồn. Các nghiên cứu đều được thử nghiệm trên não chuột.
Sự phân biệt các âm thanh sẽ trở nên khó khăn hơn khi chúng ở gần phổ tần số. Ban đầu, các nhà nghiên cứu cho rằng tiếng ồn bổ sung có thể khiến cho việc lắng nghe khó khăn hơn, rối rắm hơn. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu nhiều lần để có thể chứng minh rằng khả năng phân biệt âm thanh của bộ não được cải thiện khi có thêm tiếng ồn trắng. So với môi trường yên tĩnh, tiếng ồn trắng giúp kích thích nhận thức thính giác một cách hoàn hảo hơn.
Dữ liệu của nhóm nghiên cứu cho thấy tiếng ồn trắng có khả năng ức chế đáng kể hoạt động của các tế bào thần kinh ở vỏ thính giác. Sự ức chế kích thích tế bào thần kinh này đã dẫn đến việc nhận thức chính xác hơn.
Để xác nhận rằng vỏ não thính giác chứ không phải một khu vực khác của não chịu trách nhiệm cho sự thay đổi trong nhận thức âm thanh, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật kiểm soát ánh sáng. Phát hiện của họ có thể có thể được sử dụng để cải thiện nhận thức thính giác trong các tình huống mà âm thanh khó phân biệt. Có thể hình dung rằng cấy ốc tai điện tử có thể được kích thích với hiệu ứng tương tự như tiếng ồn trắng để cải thiện độ phân giải tần số và đem lại âm thanh cho người dùng.