TikTok tràn ngập người ăn xin thời công nghệ số

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Ăn xin trên TikTok đã trở thành một hiện tượng phổ biến ở Indonesia đến nỗi chính phủ buộc phải vào cuộc để kiểm soát nó. Bộ trưởng Xã hội của quốc gia châu Á này đã chỉ đạo tăng cường nỗ lực ngăn chặn nạn ăn xin, cả trực tuyến và ngoại tuyến.
Hình ảnh những người phụ nữ nghèo khổ tắm nước bùn bẩn để xin tiền trên TikTok tại Indonesia. Ảnh: TikTok
Hình ảnh những người phụ nữ nghèo khổ tắm nước bùn bẩn để xin tiền trên TikTok tại Indonesia. Ảnh: TikTok

Các cộng đồng Hồi giáo ở Indonesia cũng kêu gọi công chúng nỗ lực ngăn chặn nạn xin tiền và hàng hóa miễn phí, vốn bị cấm trong đạo Hồi. Tuy nhiên, những nỗ lực trên dường như chưa đủ mạnh để chống lại làn sóng ăn xin đang bị lôi kéo bởi các tính năng tặng quà của TikTok, cho phép họ đổi quà ảo lấy tiền thật.

Nền tảng chia sẻ video phổ biến của tập đoàn Byte Dance (Trung Quốc) đã cho phép các kênh sáng tạo nội dung có ít nhất 1.000 người theo dõi được nhận quà ảo từ những người theo dõi của họ. Các món quà này sau đó có thể được chuyển đổi thành tiền thật. Đây cũng là tính năng có sẵn trên một loạt nền tảng mạng xã hội khác, song sự phổ biến của TikTok rõ ràng đã khiến nó trở thành nơi chốn hoàn hảo để những người ăn xin hoạt động.

Thay vì đi ra đường để xin tiền từ người qua đường hào phóng, những người ăn xin trên TikTok chỉ cần quay video họ thực hiện một số hành động đáng thương hại rồi đăng lên mạng xã hội và xem tiền bắt đầu chảy vào.

Một xu hướng ăn xin phổ biến ở Indonesia là các phụ nữ lớn tuổi kêu gọi lòng hảo tâm của người xem bằng cách đổ nước bùn lên mình. Hành động dội nước bùn bẩn có thể kéo dài nhiều giờ và dễ đánh vào lòng trắc ẩn của người dùng mạng xã hội. Phản ứng mạnh mẽ về vấn đề này, chính phủ Indonesia đã yêu cầu nền tảng này xóa các video tắm bùn xin tiền.

Thế nhưng, bất chấp những nỗ lực của chính quyền nhằm hạn chế sự phổ biến của nạn ăn xin trên TikTok, các chuyên gia cho rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn, do mọi người tiếp tục tin rằng họ đang làm việc tốt bằng cách trực tiếp ủng hộ cho những người ăn xin.

“Trong thế giới kỹ thuật số, cách chúng ta giúp đỡ người khác không giống như ngoài đời, chẳng hạn như tặng quà, biểu tượng hoặc tính năng”, nhà xã hội học Devie Rahmawati tại Đại học Indonesia. Vì những món quà này sau đó có thể được người ăn xin hoán đổi thành tiền.

Indonesia là quốc gia có lượng người dùng TikTok lớn thứ hai trên thế giới, với 99,1 triệu người dùng, chỉ xếp sau Mỹ.

TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.