Mạng xã hội Trung Quốc ‘dậy sóng’ về phiên điều trần của CEO Tiktok

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chew Shou Zi, Giám đốc điều hành của TikTok, dự kiến ​​sẽ tham gia phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ vào cuối tháng 3 tới đây , trả lời các câu hỏi từ các nhà lập pháp Mỹ về hoạt động của nền tảng này. Một số lời đồn đoán đã xuất hiện về tương lại của vị CEO khiến nhiều người dùng mạng Trung Quốc cảm thấy bất bình.
Giám đốc điều hành của TikTok Chew Shou Zi.
Giám đốc điều hành của TikTok Chew Shou Zi.

TikTok hiện thuộc sở hữu của công ty công nghệ lớn nhất nhất Trung Quốc ByteDance. Mặc dù thường xuyên phải chịu những áp lực chính trị từ phía Washington về phạm vi tiếp cận của ứng dụng TikTok và các hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân, nhưng công ty này hiếm khi đưa ra bình luận công khai khiến ông Chew luôn phải “đứng mũi chịu sào” ở tuyến đầu. Mặc dù Chew là một công dân Singapore và từng học tại trường Harvard của Mỹ, nhưng sự nghiệp của anh phần lớn được phát triển đi lên từ các công ty công nghệ của Trung Quốc.

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới về một loạt vấn đề, các chính trị gia của Mỹ đã tăng cường giám sát nền tảng TikTok và các ứng dụng phổ biến khác của Trung Quốc. Giới chức nước này lo ngại rằng các nội dung và hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân trên các nền tảng này sẽ giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng ở Mỹ.

Theo một thông báo được đăng tải trên trang thông tin của Điện Capitol, ông Chew sẽ phải giải thích về các hoạt động bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của TikTok, tác động của nó đối với người dùng trẻ tuổi, cũng như “mối quan hệ của nó với Đảng Cộng sản Trung Quốc” tại Ủy ban Năng lượng và Thương mại của Hạ viện Mỹ vào ngày 23/3.

Mặc dù các ứng dụng Trung Quốc liên tục phải chịu áp lực kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đặt ra lo ngại về an ninh quốc vào năm 2020 trước sự phát triển của các nền tảng này, phiên điều trần của Chew được đánh giá là rất bất thường, làm dấy lên những đồn đoán gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Một người dùng internet Trung Quốc có tên Sishuinianhua đã đăng trên trang tổng hợp tin tức Jinri Toutiao rằng, ông Chew thậm chí có thể bị Washington giam giữ như trường hợp của Meng Wanzhou. Meng, CFO của Tập đoàn Huawei và là con gái của người sáng lập đơn vị này ông Ren Zhengfei, đã bị bắt giữ tại Canada vào năm 2018 theo yêu cầu từ phía Mỹ, và phải ba năm sau cô mới được trở lại Thâm Quyến vào năm 2021.

Một số người dùng đưa ra bình luận rằng có thể Mỹ sẽ nỗ lực buộc TikTok bán các hoạt động của tại nước này cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong số 104 bình luận trong bài đăng thảo luận về phiên điều trần sắp tới của ông Chew trên trang Jinri Toutiao, có tới 47 bình luận xoay quanh câu hỏi rằng liệu chuyến đi của Chew tới Mỹ có “nguy hiểm” hay không. Người dùng có tên Sishuinianhua nhấn mạnh rằng “trường hợp như của Meng không lặp lại lần nữa”.

Trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện rất nhiều bài thảo luận rằng liệu ByteDance có chấp nhận thoả hiệp nữa hay không. Trước đây, dưới thời chính quyền Trump, công ty này đã chấp nhận đàm phán để bán TikTok cho Oracle và Walmart nhằm đáp ứng những yêu cầu từ phía Mỹ. Tuy nhiên, tiến trình này sau đó đã bị đóng băng khi Bắc Kinh thêm hai công nghệ được sử dụng trên nền tảng ứng dụng này vào danh sách kiểm soát xuất khẩu. Lệnh cấm của Mỹ đối với TikTok cũng đã được thu hồi khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức.

Dù CEO Chew Shou Zi là một trong những giám đốc điều hành cấp cao nhất của một công ty Trung Quốc phải tham gia điều trần trước Quốc hội Mỹ, nhưng ông không phải là lãnh đạo đầu tiên của nền tảng TikTok phải đối mặt với các câu hỏi của các nhà lập pháp nước này.

Trong một phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ hồi tháng 10/2021, Thượng nghị sĩ bang Texas Ted Cruz đã chất vấn Michael Beckerman, người đứng đầu bộ phận chính sách cộng đồng của TikTok tại khu vực Châu Mỹ, về mối liên hệ của ứng dụng với chính quyền Bắc Kinh.

Vào tháng 12/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thành luật một biện pháp cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ liên bang cấp. Kể từ ngày 31/1, ít nhất 31 tiểu bang của Mỹ cũng đã ban hành lệnh cấm ứng dụng này trên các mạng hoặc thiết bị của tiểu bang quản lý.

Tuần trước, các dự luật cấm hoàn toàn TikTok ở Mỹ đã được trình lại ở lưỡng viện nước này bởi các đại diện Đảng Cộng hòa, bao gồm Hạ nghị sĩ Ken Buck và Thượng nghị sĩ Josh Hawley. Ngày 27/1, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ xác nhận rằng họ sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu trong tháng 2 để xem xét dự luật trên.

Một dự luật khác được mới được đưa ra theo đó quỹ liên bang sẽ không được phân bổ đến các trường cao đẳng và đại học chưa cấm sử dụng TikTok trên các thiết bị của nhà trường, ngoại trừ các trường hợp sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Theo số liệu thống kê được gửi lên Hạ viện Mỹ, TikTok và ByteDance đã chi kỷ lục 5,4 triệu USD vận động hành lang chính phủ nước này trong năm 2022, con số này cao hơn 3,8% so với một năm trước đó.

Theo SCMP
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.