Tội phạm chiếm đoạt tài sản qua mạng lộng hành giữa mùa dịch

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nhiều ngân hàng tiếp tục đưa ra cảnh báo tình trạng mạo danh tổ chức tài chính nhằm đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản nếu khách hàng làm theo chỉ dẫn của tin nhắn giả mạo.
Tội phạm chiếm đoạt tài sản qua mạng lộng hành giữa mùa dịch

Theo thông tin từ phía Vietcombank ngày 3/6, quy mô và tính chất của các vụ lừa đảo ngày càng tinh vi, cụ thể: Giả mạo website/fanpage của ngân hàng; giả danh nhân viên ngân hàng; giả mạo tin nhắn của ngân hàng... Phía khách hàng không cảnh giác rất dễ chia sẻ các thông tin cá nhân như: Họ tên, email, số điện thoại, mật khẩu, OTP...c ho kẻ gian để chúng lợi dụng đánh cắp tiền trong tài khoản.

Mới đây, chị V.T.Vân (phố Hàng Bún, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi từng nhận được tin nhắn của ngân hàng ‘quen’ thông báo tôi trúng thưởng của chương trình khuyến mại ngân hàng; đồng thời yêu cầu click vào đường link để xác nhận. Do từng đọc thông tin ngân hàng khuyến cáo nên tôi không đăng nhập vào đường link. Sau đó, tôi liên hệ với nhân viên ngân hàng thì được biết, đó là thông tin giả mạo. Ngân hàng cũng hướng dẫn tôi cách bảo mật thông tin để giao dịch an toàn”.

Còn theo anh P.T.Dũng (quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh), anh nhận được tin nhắn từ số điện thoại tổng đài của Ngân hàng Sài Gòn (SCB) với nội dung viết không dấu: "Tài khoản của bạn đã mở dịch vụ tài chính toàn cầu, phí dịch vụ hàng tháng là 2 triệu đồng, sẽ bị trừ trong 2 giờ. Nếu không phải bạn mở dịch vụ, vui lòng nhấn vào http://.scb-vips.com để hủy" kèm theo đường link với tên miền cũng đề SCB. Do đề cao cảnh giác, anh P.T.Dũng không làm theo nhưng cũng thừa nhận, đây là chiêu đánh lừa rất tinh vi.

Trước tình trạng nhiều người dùng tại Việt Nam đang bị tấn công bởi các tin nhắn giả mạo có tên thương hiệu (Brandname) của các ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản, đại diện Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) nhận định: Các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các tổ chức tài chính, ngân hàng và doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo. Đây là các thiết bị có nguồn gốc từ nước ngoài, được các đối tượng mua bán, sử dụng trái phép nhằm mục đích thực hiện các cuộc tấn công phát tán tin nhắn rác lừa đảo người dùng, đặc biệt người dùng tại các khu vực đô thị.

Các đối tượng lừa đảo đã giả mạo tin nhắn thương hiệu – SMS Brand name của các ngân hàng, kèm đường dẫn đến các trang web giả mạo do các đối tượng quản lý (các trang web này có tên gần giống với các trang web chính thức của ngân hàng). Mặt khác, website giả mạo gửi trong tin nhắn cũng được kẻ gian tạo sẵn với giao diện gần giống trang chủ của ngân hàng nhằm đánh lừa thị giác nạn nhân.

Phía ngân hàng SCB mới đây cũng đăng tải cảnh báo mạo danh tin nhắn của SCB nhằm chiếm đoạt tiền của khách hàng. Theo đó, kẻ lừa đảo nhắn tin SMS thông báo khách hàng click vào đường link giả mạo (tại link www.v-scb.com) trong tin nhắn và yêu cầu người dùng nhập tên đăng nhâp, mật khẩu dich vụ ebanking để đánh cắp tiền trong tài khoản.... Đã có trường hợp khách hàng nhấp vào link giả mạo trong tin nhắn và mất tiền. Số tiền này lập tức bị chuyển sang các tài khoản của các ngân hàng khác.

Đối với trường hợp lừa đảo qua tin nhắn điện thoại mạo danh brandname ngân hàng, Vietcombank đã phát đi rất nhiều thông báo qua email, tin nhắn SMS, tin nhắn OTT, thông tin trên website khẳng định: Vietcombank không đề nghị khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như: Tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook messenger…). Do đó, khách không bấm vào các link này. Trường hợp đã bấm vào đường link và tiết lộ thông tin, khách hàng nên thực hiện các biện pháp khẩn cấp gồm: Khóa dịch vụ trên các kênh trực tuyến; đổi mật khẩu của dịch vụ đã cung cấp thông tin cho kẻ gian; gọi điện ngay cho ngân hàng và chủ động trình báo vụ việc tới cơ quan công an trong trường hợp bị chiếm đoạt tiền trong tài khoản.

Phía SCB khẳng định: Ngân hàng chỉ có duy nhất địa chỉ website tại đường dẫn: https://scb.com.vn; đồng thời không yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân qua các kênh như tin nhắn SMS, email, phần mềm chat (Zalo, Viber, Facebook Messenger…).

Để phòng ngừa và phối hợp xử lý tình trạng mạo danh tin nhắn ngân hàng để lừa đảo, Cục An toàn thông tin khuyến cáo: Người dùng cần kiểm tra, xác minh kỹ các website, ứng dụng (App) trong các tin nhắn mà người dùng nhận được, kể cả các tin nhắn thương hiệu, tin nhắn từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào các website, ứng dụng có nguồn gốc, nội dung không rõ ràng.

Khi nhận được tin nhắn có nội dung lừa đảo, giả mạo, khách hàng cần phản ánh ngay với Cục An toàn thông tin (Trung tâm VNCERT/CC) qua đầu số tin nhắn 5656 hoặc qua https://thongbaorac.ais.gov.vn/ để Cục An toàn thông tin kịp thời điều phối, phối hợp với các đơn vị liên quan xử lý; thông báo cho cơ quan công an hoặc Cục An toàn thông tin khi phát hiện các đối tượng sử dụng, mua bán, trao đổi các thiết bị phát sóng giả mạo (IMSI Catcher/SMS Broadcaster) qua số đường dây nóng của Cục An toàn thông tin là 0339035656.

Theo Thông tấn xã Việt Nam
Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.