Tổng Thư ký Quốc hội: 'Không hạn chế báo chí, chỉ hạn chế thời gian'

(Ngày Nay) - “Chúng tôi đang suy nghĩ để lựa chọn phương án tốt nhất. Làm sao vừa đảm bảo cho các đồng chí trong Thường vụ trao đổi sâu, vừa đảm bảo cho công tác báo chí trong các phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội”, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi với PV Tiền Phong chiều 13/7..
Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc trong lần trao đổi với các PV bên lề kỳ họp
Tổng Thư ký Nguyễn Hạnh Phúc trong lần trao đổi với các PV bên lề kỳ họp

Theo quy định mới được áp dụng tại phiên họp thứ 12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) vừa qua, từ nay các phiên họp UBTVQH, báo chí được dự 5 phút đầu của buổi làm việc, thay vì được dự toàn bộ phiên họp như trước.

Trả lời báo chí, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng quy định này không vi phạm quy chế làm việc của UBTVQH (Điều 4 của quy chế quy định: Các cơ quan báo chí được tham dự, đưa tin về các hoạt động của UBTVQH tại khu vực dành riêng cho báo chí): ""Tham dự” ở đây có nhiều hình thức, có thể một cuộc, có thể hai cuộc, và tuỳ theo nội dung.

Được tham dự nhưng không phải cuộc nào anh cũng đến dự. Đối với báo chí thì có thể mời một buổi, có thể nửa buổi, cũng có thể không dự, tuỳ theo từng nội dung và ra thông cáo báo chí.

Chúng tôi không hạn chế báo chí mà chỉ hạn chế về thời gian. Báo chí vào 5 phút đầu, sau đó để cho các đại biểu thảo luận và tiếp cận thông tin qua thông cáo báo chí.

Chẳng hạn như vừa qua, có tới ba thông cáo báo chí được phát đi cho các cơ quan báo chí. Các bạn cũng biết, thông cáo vừa qua rất dài, cá nhân tôi cũng rất vất vả vì việc này”, ông Phúc cho hay.

Lý do khác được ông Phúc nêu ra là, các phiên họp UBTVQH đang trong giai đoạn chuẩn bị nội dung cho kỳ họp Quốc hội. Trong giai đoạn này, cần phải để cho các thành viên UBTVQH trao đổi "thật sâu, thật kỹ, phân tích mổ xẻ vấn đề cho tốt". Thậm chí có những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia cần phải trao đổi kỹ hơn.

“Có những vấn đề còn đang trong quá trình bàn bạc, báo chí đưa tin nhiều khi cũng không hay, đại biểu lại ngại nói. Còn khi đã ra đến Quốc hội, không ai cấm, báo chí trực tiếp đưa chứ không có hạn chế”, ông Phúc nói.

Cũng theo ông Phúc, trong khi các thành viên UBTVQH trao đổi, có những thông tin liên quan đến an ninh quốc gia. "Nếu không nói ra thì làm sao mà biết để thảo luận, trao đổi? Trong khi đó tất cả mọi người (các PV báo chí - PV) ngồi đó thì khó mà hạn chế được.

Chỗ này rất khó và chúng tôi đang phải suy nghĩ, làm sao có phương án tốt nhất. Điều quan trọng nhất là tạo điều kiện cho các đồng chí phát biểu, trao đổi các vấn đề cho thật kỹ mà không e ngại. Nếu họp mà không dám nói, sợ động chạm thì làm sao hiểu hết được? Thường vụ làm sao quyết định được”, ông Phúc bày tỏ.

Trước nhiều ý kiến đóng góp mà các phóng viên và báo chí đưa ra vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: “Chúng tôi đang suy nghĩ, đang trong quán trình soạn thảo, lựa chọn phương án tốt nhất. Làm sao vừa đảm bảo cho các đồng chí trong Thường vụ trao đổi sâu, vừa đảm bảo cho công tác báo chí trong các phiên họp UBTVQH"

Theo Vnexpress
Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Robot thú cưng AI - giải pháp cho "đại dịch cô đơn"
(Ngày Nay) - Haruka Uto sống một mình tại Tokyo (Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường. Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.