Trái đất sống được nhờ sự tồn tại của một hành tinh khổng lồ khác

Một hành tinh khổng lồ với khối lượng gấp 318 lần trái đất đã dùng lực hấp dẫn của nó giữ cho hành tinh của chúng ta không bị trôi khỏi quỹ đạo.

Một nghiên cứu mới công bố trực tuyến trên arxiv.org và sẽ được đăng tải trong tạp chí khoa học The Astronomical Journal số sắp tới đã cung cấp góc nhìn thú vị về cách mà một hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt trời đã giúp trái đất trở thành một nơi có sự sống.

Gã khổng lồ đó chính là Sao Mộc, hành tinh khí nặng gấp 318 lần trái đất và cũng là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời.

Trái đất sống được nhờ sự tồn tại của một hành tinh khổng lồ khác ảnh 1

Sự cân bằng hoàn hảo mà Sao Mộc đã tạo ra bằng lực hấp dẫn tác động lên trái đất đã giữ cho hành tinh của chúng ta có quỹ đạo ổn định, là điều rất cần để nuôi dưỡng sự sống - Ảnh đồ họa từ Đài thiên văn Sourthen European

Nhà khoa học Jonathan Horner từ Đại học Nam Queensland (Úc), người đứng đầu nhóm nghiên cứu quốc tế này, giải thích rằng với sự to lớn của mình, chính Sao Mộc đã tác động một lực hấp dẫn khổng lồ nhưng vừa đủ của trái đất để giữ cho hành tinh của chúng ta luôn quay ở một quỹ đạo ổn định. Không có nó, theo thời gian trái đất có thể trôi về một vị trí gần mặt trời hơn cả Sao Kim, trở thành một hành tinh quá nóng và chết chóc.

Lực hấp dẫn của Sao Mộc cũng ở mức vừa đủ để không kéo trái đất về phía nó và dìm hành tinh của chúng ta trong những kỷ băng hà kéo dài – thứ có lẽ không tuyệt diệt sự sống trái đất, nhưng ít ra sẽ gây thêm vài cơn đại tuyệt chủng.

Để đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một mô hình mô phỏng Hệ Mặt trời. Họ di chuyển Sao Mộc sang các vị trí khác nhau trong Hệ Mặt trời và kết quả là trong 3/4 thử nghiệm, một vị trí khác biệt của gã khổng lồ này đã khiến Hệ Mặt trời sụp đổ trong vòng 10 triệu năm. Vì Sao Mộc không chỉ liên quan đến sự ổn định của trái đất mà còn của một số hành tinh khác nữa. "Các hành tinh bắt đầu đâm vào nhau và bị đẩy ra khỏi hệ mặt trời" – ông Horner nói.

Các kết quả này còn đem đến cho giới thiên văn học – khoa học hành tinh một hướng đi khác trong công cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Hệ Mặt trời: nếu chúng ta muốn tìm thấy một bản sao trái đất, chúng ta cần tìm kiếm sự hiện diện của những gã khổng lồ khí như Sao Mộc. Nếu ở một hệ hành tinh xa xôi nào đó, chúng ta tìm thấy một hành tinh đá cùng loại với trái đất, ở trong vùng sự sống của sao mẹ và được giữ ổn định bởi một gã khổng lồ khí giống Sao Mộc, hành tinh đó rất có thể sống được.

Theo Người Lao động
TIN LIÊN QUAN
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).