Trầm cảm về đêm có thật sự nguy hiểm?

(Ngày Nay) - Có rất nhiều lý do khiến tâm trạng suy sụp vào ban đêm. Dưới đây là cách để loại bỏ cảm xúc buồn bã trước khi đi ngủ.
Trầm cảm về đêm có thật sự nguy hiểm?

Tâm trí con người thường tràn ngập những cảm xúc khó chịu trong bóng tối. Nỗi buồn và những suy nghĩ tiêu cực có thể xuất hiện vào ban đêm, khiến quá trình chìm vào giấc trở nên khó khăn.

Trên mạng xã hội, mọi người gọi hiện tượng này là “trầm cảm ban đêm”. Nhưng điều đó có thực sự tồn tại hay không? Nếu có, tại sao một số người lại cảm thấy buồn rầu vào ban đêm? Theo các chuyên gia, cảm thấy buồn khi trời tối không có nghĩa là bạn đang mắc phải một vấn đề về sức khỏe tâm thần. Hiểu được lý do tại sao điều đó xảy ra có thể giúp mỗi người tự giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.

Trầm cảm ban đêm là gì?

Trầm cảm ban đêm là một thuật ngữ phổ biến để chỉ các triệu chứng trầm cảm xuất hiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn vào đêm khuya. Mặc dù lo âu cũng có thể gia tăng vào ban đêm và khiến người ta cảm thấy bồn chồn, căng thẳng, nhưng trầm cảm ban đêm được mô tả là hiện tượng tâm trạng đang trở nên tồi tệ hơn.

“Nó là cảm giác buồn bã. Đó là cảm giác: Không có niềm vui. Cuộc sống thật vô vị”, GS.Theresa Miskimen Rivera, bác sĩ tâm thần học tại Đại học Rutgers và là Chủ tịch Hiệp hội Tâm thần Mỹ cho biết.

Trầm cảm ban đêm cũng mang đến cảm giác khó chịu, “không chỉ trong tâm trí, mà còn ở bên trong cơ thể người bệnh”, đặc biệt nếu những cảm xúc này cản trở việc ngủ đủ giấc, bác sĩ Rivera nói thêm.

Tại sao hiện tượng đó xảy ra?

Có nhiều yếu tố làm cho tâm trạng của bạn suy sụp về đêm, bao gồm mất ngủ, cô đơn, rượu bia. Thế nhưng, nhịp sinh học của mỗi người, hay đồng hồ sinh học cơ thể cũng đóng một vai trò quan trọng.

Sự tỉnh táo, cảm giác thèm ăn hay buồn ngủ tất cả đều được quyết định bởi đồng hồ sinh học của mỗi người. Ngoài ra, nó cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, nồng độ hormone và hệ thống miễn dịch. Nhịp sinh học điều khiển sự bắt đầu của "đêm sinh học", báo cho tuyến yên sản xuất melatonin, một loại hormone giúp dễ ngủ.

Nếu đồng hồ sinh học không phù hợp với chu kỳ ngủ - thức, nó có thể gây tác động tiêu cực đến tâm trạng của mỗi cá nhân.

Các nghiên cứu trên nhóm đối tượng thường xuyên làm việc ban đêm cho thấy, làm việc ngoài giờ hành chính có thể gây ra nguy cơ gia tăng trầm cảm và lo âu, cùng với các vấn đề sức khỏe khác. Mặc dù trầm cảm ban đêm có thể là triệu chứng của bệnh trầm cảm, nhưng nghiên cứu đã cho thấy hầu hết mọi người, bao gồm cả những người không gặp phải chứng rối loạn lo âu, đều cảm thấy tồi tệ hơn khi thức khuya hoặc phải dậy quá sớm.

Một nghiên cứu về chỉ số cảm xúc tích cực và tiêu cực được đo trên 21 người trưởng thành khỏe mạnh trong cách bốn giờ một lần, phát hiện ra rằng cảm xúc tiêu cực đạt đỉnh điểm vào khoảng ba giờ sáng.

Một nghiên cứu khác sử dụng loại thang đo tâm trạng trực quan để đánh giá cảm giác của người tham gia mỗi giờ, cho thấy có mối liên hệ giữa nhịp sinh học và các triệu chứng của trầm cảm. Trong nghiên cứu, tâm trạng xấu tăng dần về đêm và đạt đỉnh điểm vào khoảng tám giờ sáng.

Làm gì để cảm thấy tốt hơn vào ban đêm?

Để tránh cảm thấy buồn bã vào ban đêm, hãy bắt đầu với những cách đơn giản để ngủ ngon hơn. Bác sĩ Sarah L. Chellappa tại Đại học Southampton, người đã nghiên cứu mối quan hệ giữa nhịp sinh học và tâm trạng, đề xuất thiết lập giờ ngủ và thức dậy nhất quán, tránh ngủ trưa và không sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ. Đồng thời, giữ cho nhiệt độ phòng ngủ ở mức phù hợp cũng rất quan trọng.

Nếu tâm trạng vẫn cảm thấy buồn vào ban đêm, hãy nghĩ xem điều gì khiến bạn cảm thấy như vậy.

Hôm nay bạn có uống nhiều cà phê, uống rượu hoặc ăn quá nhiều trước khi ngủ không? Đây được xem là những nguyên nhân có thể gây ra khó ngủ, dẫn đến trầm cảm.

Có điều gì đang đè nặng lên tâm trí không?

Bác sĩ Rivera đưa ra lời khuyên nên để bút và giấy bên giường để ghi lại những suy nghĩ tiêu cực mà bạn gặp phải. Sau đó, hãy đọc lại chúng vào ban ngày. Giải pháp này giúp chúng ta ghi lại những vấn đề mà mình gặp phải và giải quyết ở một thời điểm khác khi tâm lý hoàn toàn sẵn sàng, thay vì vật lộn lo âu vào lúc hai giờ sáng.

GS.TS Alfred J Lewy, nhà nghiên cứu về tâm thần học tại Đại học Khoa học Y tế Oregon và là chuyên gia về melatonin và nhịp sinh học, khuyên nên tránh đưa ra đánh giá hoặc quyết định vào ban đêm. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc làm thế nào để có được một giấc ngủ ngon.

“Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, tâm trạng của bạn sẽ trở nên tốt hơn và có cái nhìn bớt tiêu cực về những gì đã khiến bạn lo lắng vài giờ trước”, ông J Lewvy cho biết.

Theo các chuyên gia, nếu bạn thấy tâm trạng buồn chán kéo dài hàng tuần mà không có dấu hiệu cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ vì nó rất nguy hiểm.

Bác sĩ Theresa Miskimen Rivera nhấn mạnh thêm rằng nếu vào ban đêm, bạn cảm thấy lo lắng, hoang tưởng, dễ kích động, có ý định tự sát hoặc hành động bốc đồng, thì cần tìm sự giúp đỡ của y tế ngay lập tức.

Theo CNA
Cận cảnh vị trí nơi trước đây từng tồn tại 02 bức tường ngăn cách lối đi riêng giữa hộ gia đình ông Cường và bà Loan.
Người dân “gặp khó” khi thực hiện theo chỉ đạo của chính quyền?
(Ngày Nay) - Trong quá trình thực hiện chỉ đạo của UBND phường Kim Mã, đó là phục hồi nguyên trạng bức tường ngăn cách giữa hai hộ đã bị hàng xóm phá sập trong quá trình xây dựng nhà, gia đình ông Nguyễn Phi Cường đã bị hàng xóm ngăn cản, chửi bới, thậm chí đe doạ tính mạng. Chính quyền địa phương dù đã nắm được sự việc, nhưng vẫn chưa thể xử lý triệt để…
Nhiều phụ nữ Hàn Quốc lựa chọn cuộc sống độc thân. Ảnh: 123rf
Tỉ lệ phụ nữ Hàn Quốc chọn sống độc thân ngày càng cao
(Ngày Nay) - Ở bất cứ đâu, việc tìm kiếm một nửa để đồng hành suốt cuộc đời đều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, giới trẻ Hàn Quốc lại càng cảm thấy khó khăn hơn khi những tiêu chuẩn về một người bạn đời lý tưởng ngày càng cao, trong khi cơ hội để gặp gỡ và tìm hiểu nhau lại khá hạn chế.