1 Trạng nguyên duy nhất trong sử Việt từng xuất gia là ai?
icon
Khuông Việt
icon
Huyền Quang
icon
Tuệ Trung
Giải thích Theo sách "Kể chuyện tấm gương hiếu học", trong số gần 50 trạng nguyên nước Việt thời phong kiến, Huyền Quang là người duy nhất đi tu.
2 Trạng nguyên này tên thật là gì?
icon
Mạc Hiển Tích
icon
Lý Đạo Tái
icon
Phạm Sư Mạnh
Giải thích Huyền Quang (1254-1334) tên thật là Lý Đạo Tái. Ông vốn người làng Vạn Tải, huyện Gia Bình, trấn Kinh Bắc (Bắc Ninh ngày nay).
3 Từ nhỏ, ông là người...?
icon
Có trí thông minh
icon
Có năng khiếu hội họa
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Theo sách "Tổ gia thực lục", từ khi còn nhỏ, Lý Đạo Tái có trí thông minh hơn người, nghe một hiểu mười, đọc đâu nhớ đấy.
4 Vì nhà nghèo, Lý Đạo Tái không thể...?
icon
Đi học
icon
Lấy vợ
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Vì nhà nghèo, không có lễ vật để bái sư nhập môn, ông phải đứng ngoài lớp học nghe lỏm, nhìn lén, lấy cây làm bút, lấy sân làm bảng. Bên cạnh đó, theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam", cũng vì nhà nghèo lại thêm diện mạo xấu xí, ông hỏi vợ nhiều nơi nhưng đều bị từ chối. Cuộc đời ông chỉ thay đổi khi thi đỗ trạng nguyên năm 28 tuổi.
5 Ông thi đỗ trạng nguyên dưới thời nào?
icon
Lý
icon
Mạc
icon
Trần
Giải thích Trạng nguyên Lý Đạo Tái là một người học giỏi. Năm 1274, ông thi đỗ trạng nguyên, ra làm quan cho triều Trần, được vua yêu mến.
6 Khi ra làm quan, chức vụ cao nhất mà ông từng giữ là...?
icon
Hàn Lâm
icon
Thái sư
icon
Phủ doãn
Giải thích Sau khi đỗ đạt, trạng Nguyên Lý Đạo Tái được bổ nhiệm làm ở Viện Nội Hàn của triều đình. Ông từng làm quan đến chức Hàn Lâm.
7 Vua Trần gả công chúa nào cho trạng nguyên Lý Đạo Tái?
icon
An Tư
icon
Ngọc Vạn
icon
Liễu Sinh
Giải thích Theo sách "Giai thoại Lịch sử Việt Nam", thấy Lý Đạo Tái có đức, tài, vua rất yêu mến. Vua Trần có ý gả công chúa Liễu Sinh nhưng ông từ chối. Sau khi ông đỗ đạt, có chức tước cao, nhiều người tìm đến ông nhận là họ hàng thân thích. Không ít nhà giàu tranh nhau kết thân, có ý gả con gái cho. Chán nản trước cảnh tình đời tráo trở, đen bạc, ông lao đầu vào sách vở, công việc. Ông làm câu thơ cảm thán: Hàn vi thì chẳng ai nhìn / Đến khi đỗ trạng chín nghìn anh em.
8 Sau này từ chức đi tu, ông đã theo vị vua nào lên Trúc Lâm?
icon
Trần Thái Tông
icon
Trần Nhân Tông
icon
Trần Minh Tông
Giải thích Sau này từ chức đi tu, ông đã theo vua Trần Nhân Tông lên Trúc Lâm.
9 Ông chính thức xuất gia vào năm bao nhiêu?
icon
Năm 1305
icon
Năm 1307
icon
Năm 1309
Giải thích Năm 1305, trạng nguyên Lý Đạo Tái nối gót vua Trần Nhân Tông, chính thức xuất gia.
10 Lý Đạo Tái đi tu tại chùa nào?
icon
Bái Đính
icon
Thiên Mụ
icon
Yên Tử
Giải thích Theo sách "Tổ gia thực lục", trong một lần hộ giá vua đến chùa Yên Tử, trạng nguyên Lý Đạo Tái gặp Pháp Loa Tôn giả. Sự uyên thâm và đức độ của vị tổ này đã khiến Lý Đạo Tái vô cùng khâm phục. Từ đó, ông quyết từ bỏ phú quý đời thường để quy y cửa phật. Trạng nguyên Lý Đạo Tái xuất gia tại chùa Yên Tử với pháp danh Huyền Quang. Sau khi Phật Hoàng Trần Nhân Tông viên tịch, sư Huyền Quang về làm trụ trì ở chùa Vân Yên trên núi Yên Tử. Năm 1334, sư viên tịch, thọ 81 tuổi.
(Ngày Nay) - Hội đồng Thủ công thế giới đã đến khảo sát, đánh giá tại các làng nghề của Hà Nội, mở ra cơ hội, hướng phát triển mới, hội nhập sâu rộng với thế giới cho làng nghề Bát Tràng.
(Ngày Nay) - Thời điểm cuối tháng 10 cũng là lúc trên khắp các triền núi, thửa ruộng bậc thang của vùng đất xã Miền Đồi, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình bắt đầu khoác lên mình tấm áo vàng óng của mùa lúa chín.
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
(Ngày Nay) - Công ty khởi nghiệp Heliospect Genomics của Mỹ đang tính phí các bậc cha mẹ giàu có lên tới 50.000 USD cho dịch vụ sàng lọc IQ và các đặc điểm mong muốn khác của phôi thai.
(Ngày Nay) - Sáng 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất.
(Ngày Nay) - Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững có chủ đề “Lên tiếng cho mai sau” đã bế mạc chiều 3/11 tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội).
(Ngày Nay) - Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
(Ngày Nay) - Chiều 3/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).