Tranh cãi xung quanh việc di chuyển đường sắt ra ngoại ô

(Ngày Nay) - Thiếu tướng Phạm Xuân Bình - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đề xuất di chuyển đường sắt ra ngoại ô để giảm thiểu tai nạn đường sắt, tuy vậy quan điểm này không được các chuyên gia đồng tình.
Tranh cãi xung quanh việc di chuyển đường sắt ra ngoại ô

Kiến nghị chuyển đường sắt sang ra ngoại ô

Vào ngày hôm qua (8/8), tại Hội nghị An toàn giao thông 7 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2017 trên địa bàn TP Hà Nội, Thiếu tướng Phạm Xuân Bình - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết tình hình tai nạn đường sắt đang diễn biến phức tạp, báo Dân trí đưa tin.

Tranh cãi xung quanh việc di chuyển đường sắt ra ngoại ô ảnh 1 Thiếu tướng Phạm Xuân Bình - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội  

Theo Thiếu tướng Phạm Xuân Bình ngành công tác bảo đảm an toàn giao thông đường sắt hiện đang gặp hết sức khó khăn do có nhiều đường ngang đi qua.

Do vậy, Thiếu tướng Bình đề xuất UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô. Thiếu tướng Phạm Xuân Bình cho biết, chỉ có riêng Hà Nội và 5 thành phố khác trên thế giới mới có đường sắt đô thị trong nội đô.

“Nếu chuyển sang hai đầu bên kia của sông Hồng, hay một nơi nào đó ở Thường Tín sẽ giảm tải được tai nạn giao thông trong nội đô và tránh gây xung đột giao thông khi các tàu đi qua. Ngoài ra, chúng ta có thể giãn mật độ người dân di chuyển từ ngoại thành và trung tâm thành phố”, Thiếu tướng Bình nói.

Quy hoạch đường sắt trong nội đô phù hợp xu thế thế giới

Trao đổi với Vietnamnet, ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt VN cho rằng, đường sắt trên toàn thế giới đều thể hiện 2 ưu điểm: An toàn và nằm trong nội đô để đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân.

Trách nhiệm của quản lý  nhà nước phải đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện cho người dân tốt nhất có thể chứ không phải tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng trong quản lý.

Còn nếu đường sắt ở Hà Nội hiện nay gây ách tắc giao thông thì có thể nghiên cứu phương án cho đường sắt đi ngầm hoặc đi trên cao chứ không thể di chuyển đường sắt quốc gia ra ngoài trung tâm, trong khi nhu cầu đi lại của người dân rất lớn.

Theo ông Minh, nếu đường sắt không ở trung tâm thì phương tiện từ trung tâm vận chuyển hành khách ra ngoại thành sẽ tăng lên đáng kể.

“Một đoàn tàu 700-1.000 khách, thay vì vận chuyển như hiện nay thì vài trăm phương tiện khác đi vào sẽ vẫn gây áp lực lên giao thông nội đô. Do vậy, phải xem xét kỹ việc di chuyển đường sắt ra ngoại thành”, ông Minh nói.

Tranh cãi xung quanh việc di chuyển đường sắt ra ngoại ô ảnh 2 Hiện Ga Hà Nội vẫn được quy hoạch là trung tâm của đường sắt nội đô và quốc gia.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin thêm, theo quy hoạch đường sắt được Thủ tướng phê duyệt thì đường sắt quốc gia vẫn có ga trung tâm là ga Hà Nội hiện nay và chưa có gì thay đổi.

Hơn nữa, quy hoạch đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 (Yên Viên - Ngọc Hồi) và số 3 (Nhổn - ga Hà Nội) đều có kết nối với đường sắt quốc gia tại ga Hà Nội chứ chưa có quy hoạch khác.

Thứ trưởng cho rằng, quy hoạch như vậy là phù hợp với xu thế chung của các đô thị lớn trên thế giới như: Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Tokyo (Nhật Bản)… Tại các đô thị này đường sắt quốc gia đều được bố trí ở trung tâm đô thị và được kết nối với đường sắt nội đô.

Tổng hợp

Bình luận
Một tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật “Văn hóa Việt Nam-Tinh hoa di sản Kinh Bắc” của Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh tại Berlin. Ảnh: Thu Hằng/TTXVN.
Câu quan họ Bắc Ninh vang lên giữa thủ đô Berlin
(Ngày Nay) - Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh mang những làn điệu dân ca quan họ được UNESCO vinh danh đến với cộng đồng người Việt tại Berlin, sau đêm diễn thành công trước đó một ngày tại thành phố Cottbus.