Nhìn bề ngoài, không ai trong số ba nghệ sĩ đương đại được nhắc đến phía trên có nhiều điểm chung, ngoài việc họ đều là người gốc Á và được đại diện bởi phòng trưng bày White Cube (vốn là đơn vị tổ chức triển lãm). Noguchi đã tạo ra các tác phẩm điêu khắc và thiết kế các đồ tạo tác có kiểu dáng đẹp và thanh lịch, với nhiều ý tưởng ám chỉ đến nghệ thuật Nhật Bản, nơi cha ông sinh ra. Park vẽ những bức tranh trừu tượng đã giúp ông trở nên nổi tiếng ở Hàn Quốc. Các tác phẩm mang tính khái niệm của Danh Võ mang đến cảm giác khác xa so với hai nghệ sĩ còn lại.
Đèn “Akari” của Isamu Noguchi. |
Khi được yêu cầu giải thích về những điểm tương đồng giữa cuộc sống và công việc của chính anh ấy và của hai nghệ sĩ Park và Noguchi, Danh Võ nói: “Chúng ta có xu hướng cố gắng phải hiểu mọi thứ. Tôi nghĩ chúng ta đang sống trong một thế giới vô nghĩa. Ý tôi là, tại sao chúng ta phải cố gắng cắt nghĩa được mọi thứ? Những gì chúng ta có thể làm là cố gắng nắm bắt được ý nghĩa của cuộc sống hàng ngày, và những gì xã hội chúng ta đang sống ngày nay biểu hiện. Tôi hy vọng rằng chúng [những nhận thức đó] đều mang tính cá nhân."
Đây không phải là lần đầu tiên Danh Võ đưa nghệ thuật của người khác vào chương trình của riêng mình. Ông từng làm như vậy vào năm 2013, trong chương trình được tổ chức nhân dịp đoạt Giải thưởng Hugo Boss của Bảo tàng Guggenheim, ông đã trưng bày một bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật liên quan đến Martin Wong. Wong là một họa sĩ kỳ lạ gắn liền với bối cảnh nghệ thuật East Village những năm 1980, ông qua đời năm 1999 vì bệnh AIDS. Trong gần 15 năm sau khi ông qua đời, tác phẩm của Wong không được nhiều người biết đến như ngày nay. Tuy nhiên, nhờ triển lãm "I M U U R 2" của Danh Võ, đã có nhiều người biết và yêu thích, đánh giá cao tác phẩm của Wong.
Katherine Brinson, một giám tuyển nghệ thuật từng nhận xét về Danh Võ: anh ấy đang thu hẹp khoảng cách giữa nguyên bản và không nguyên bản, giữa tác phẩm của chính mình và của người khác.
Danh Võ cũng khẳng định: buổi triển lãm của cả ba không thể hoàn toàn nhìn nhận là cùng một dòng hay phong cách nghệ thuật. “Tôi chỉ muốn xem chúng tôi có thể tạo ra những gì từ những người nghệ sĩ tới từ những thời điểm khác nhau.”
Khi nói đến công việc của Noguchi, bất kỳ ai cũng có thể có hứng thú với các tác phẩm điêu khắc của ông, những tác phẩm này chuyển sự trừu tượng của chủ nghĩa hiện đại sang chiều không gian thứ ba. “Mọi người đang quan tâm đến điều đó,” Danh Võ nhận xét, đề cập đến tần suất của các tác phẩm điêu khắc đã xuất hiện ở nhiều không gian khác nhau trên khắp thế giới, bao gồm, gần đây nhất là Vườn Hồng của Nhà Trắng.
Thay vào đó, Danh Võ quyết định trưng bày các đồ vật do nghệ sĩ thiết kế. Vào những năm 50, Noguchi bắt đầu sản xuất những chiếc đèn Akari của mình, loại đèn này được đánh giá cao về khả năng biến những đồ vật được sản xuất hàng loạt theo kiểu truyền thống trở nên nhẹ nhàng và thanh lịch.
Còn về các tác phẩm của Park Seo-bo, nghệ sĩ đã cắt các khối sơn vẫn còn ướt trên vải bằng các đường bút chì mảnh, tạo ra các mẫu lặp đi lặp lại. “Chúng thực sự rất đẹp,” Danh Võ cho biết.
Park Seo-bo, tác phẩm "Ecriture No.191-75", 1975. |