Trong hoạn nạn

Suốt thời gian sống ở Thái Lan, tôi đã nhiều lần chứng kiến những người Thái bình thường ứng xử với nhau rất tử tế trong những tình huống mà cả cộng đồng phải đối mặt. Khi nhà vua Thái qua đời năm 2016, những người nghèo từ miền Đông Bắc đổ về Bangkok để tưởng niệm ngài. Phần đông họ nhìn lem luốc, đói nghèo, không đủ tiền mua chiếc vé tàu, nhưng vẫn muốn tham dự lễ cầu nguyện cho nhà vua.
Nhà văn Khải Đơn
Nhà văn Khải Đơn

Ngay lập tức, nhiều sinh viên đem những tấm bạt nilon cho người đến cầu nguyện mượn nằm nghỉ. Những người khá giả hơn thì phát cơm và nước uống miễn phí. Đội xe ôm tình nguyện nhận chở người già từ bến tàu trên sông Chao Phraya đến chùa của hoàng cung.

Năm ấy, tôi thấy những học trò của trường cấp ba cầm túi rác đi bộ trên sân Sanam Luang để dọn sạch không gian cho mọi người chờ đến giờ lễ vào mỗi buổi chiều. Thật tự nhiên, hầu hết người Thái dễ dàng chìa tay ra giúp đỡ người khác trong trật tự và tĩnh lặng khi điều đau thương xảy đến. Họ giải quyết cơn xúc động bằng sự bình tĩnh khiến du khách và người nước ngoài sống ở đây kinh ngạc.

Sống và qua lại làm việc vài năm giữa ở đất Thái, tôi chưa từng thấy họ dẫm đạp, ném lời ác độc vào nhau, chối bỏ nhau trong hoạn nạn.

Đến năm 2017, mười một bệnh viện ở nông thôn Thái Lan lâm vào cảnh khó khăn khi không đủ tiền trả lương y bác sĩ, thiếu chi phí hoạt động và cũng không thể chi trả cho thiết bị y tế. Khi ấy, ca sĩ nhạc rock nổi tiếng “Toon” của nhóm nhạc Body Slam tuyên bố anh sẽ chạy từ cực Nam đến cực Bắc Thái Lan để gây quỹ giúp những bệnh viện này. Lòng tốt của người Thái được nhìn thấy từ những ngư dân rất nghèo ở miền nam đến những tỷ phú giàu có trên suốt hơn 2.215 km chạy bộ của chàng ca sĩ. Nông dân miền quê nơi ca sĩ này chạy qua đóng góp từng đồng 10 baht bạc lẻ mà họ ki cóp được. 

Cuối hành trình của “Toon” Body Slam, anh quyên góp được 33 triệu USD cho mười một bệnh viện, một con số mà chính anh cũng vô cùng bất ngờ. Sự đùm bọc và lòng thiện của người Thái khi ấy được nhiều hãng tin quốc tế mô tả là “vượt qua những chia rẽ chính trị” để hướng về người khó khăn.

Giờ đây, một lần nữa, cả thế giới lại đang dõi theo người Thái. Báo chí và mạng xã hội Thái Lan những ngày qua liên tục cập nhật tình trạng khẩn cấp của 12 em nhỏ và thầy giáo trong cuộc giải cứu ở hang Tham Luang. Và điều chúng ta đang thấy là hình ảnh đoàn kết hiếm hoi trong một nước Thái đầy chia rẽ về chính trị suốt nhiều năm qua.

Thầy giáo thành thật xin lỗi vì đẩy bọn trẻ vào hiểm nguy. Đám học trò thiếu niên không gào khóc hỗn loạn khi gặp các thợ lặn mà ngược lại, rất điềm tĩnh trấn an cha mẹ đừng lo lắng. Các phụ huynh, 12 gia đình đang mất ăn mất ngủ chờ đợi số mệnh như ngọn đèn trước gió của con mình nhưng vẫn nói những lời thiện lành. Không thấy sự đổ lỗi. Không có sự trách mắng hằn học hay thù địch. Không có những cuộc họp báo nhận trách nhiệm - hay đúng hơn là chối bỏ trách nhiệm - như ta thường gặp khi có thảm họa ở nhiều nước. Không có nhà trường nào vội vã lên tiếng rằng mình không liên quan gì đến vụ các em đi thám hiểm.

Toàn cảnh vụ việc, không có giành giật, chen lấn, đổ lỗi hay chửi bới nhau vì những động cơ cỏn con, muốn chứng tỏ mình tốt đẹp hơn người khác; hay muốn rũ bỏ trách nhiệm để khỏi phải dây dưa với điều không lành.

Và chúng ta đều thấy câu chuyện trong hang tối giúp tỏ rạng cung cách của người làm thầy, làm cha, làm mẹ, làm con. Trong và ngoài hang, họ nắm tay nhau hoặc tựa vào vai nhau, dù cầu nguyện hay khóc, nhưng trật tự và can trường. Họ hành động - bằng sinh mạng và cam kết - để giúp nhau vượt qua những giờ phút ngặt nghèo.

Đêm 8/7, cuộc giải cứu tiếp tục diễn ra và các thợ lặn đang đưa đội bóng luồn qua dòng nước hẹp để rời hang. Thế giới đang cầu nguyện cho bọn trẻ. Trong sâu thẳm bóng tối của hang động, hẳn các em cảm nhận được tình yêu thương từ những trái tim luôn hướng về các em, thành thật mong đợi toàn bộ đội bóng trở về.

Thật dễ dàng để tìm ra ai đó mắc lỗi và để đổ lỗi trong hoàn cảnh này. Nhưng giữa trận bão đầy tranh cãi, như mọi lần, tôi gặp lại sự bình tĩnh, vị tha và đùm bọc luôn hiện diện đâu đó trong đời sống bình thường của người Thái.

Theo Vnexpress
Bình luận
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát
(Ngày Nay) - Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận và dự Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
Australia dùng máy bay sơ tán người dân vùng lũ
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, lực lượng chức năng đã dùng máy bay để sơ tán người dân ở khu vực hẻo lánh miền Bắc Autralia, nơi đang hứng chịu đợt lụt kỷ lục. Theo cảnh báo được Cơ quan khí tượng ban bố ngày 29/3, mực nước lũ tại khu vực này đã vượt quá mức kỷ lục từng được ghi nhận năm 1974.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”
(Ngày Nay) - Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ học sinh Trường Tuệ Đức bị nghi ngộ độc thực phẩm
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc 38 học sinh Trường Tiểu học - Trung học cơ sở Tuệ Đức (Trường Tuệ Đức, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh) nghi bị ngộ độc thực phẩm, ngày 28/3, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có văn bản chỉ đạo Sở An toàn thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương điều tra, xử lý và truy xuất nguồn gốc thực phẩm liên quan.
Phiên livestream 14 tiếng của "Anh tài" Quốc Thiên. Ảnh: Znews
Livestream bán hàng: Cầu nối gần gũi hay rủi ro mất đi hào quang nghệ sĩ?
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, hình ảnh nghệ sĩ thường gắn liền với sự hào nhoáng và xa xỉ. Họ xuất hiện trên những tấm pano khổng lồ, đại diện cho các thương hiệu lớn với hợp đồng quảng cáo trị giá hàng tỷ đồng, toát lên vẻ sang trọng và đẳng cấp. Những chiến dịch quảng cáo nước hoa, xe hơi hay thời trang cao cấp đã định hình nghệ sĩ như biểu tượng của sự thành công, đôi khi xa cách với đời sống thường nhật. Tuy nhiên, thời đại số đã thay đổi nhận thức của công chúng .