Tổ chức Tài chính và Phát triển Quốc gia (NIFD) hôm thứ Tư cho biết tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 5,8% vào năm 2020 so với ước tính 6,1% trong năm nay.
Đây là mức thấp nhất trong phạm vi mục tiêu tăng trưởng từ 6 đến 6,5% của Trung Quốc trong năm 2019 và tiếp tục cho thấy áp lực giảm liên tục đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới do tác động của cuộc thương chiến và các chỉ số yếu kém của nền kinh tế trong nước.
"Chúng ta phải dùng đến cải cách cơ cấu trọng cung sâu sắc để thay đổi hoặc làm dịu tình trạng suy giảm tăng trưởng, thay vì chỉ dựa vào các gói kích thích tài chính hoặc tiền tệ", theo cựu cố vấn ngân hàng trung ương Trung Quốc Li Yang.
Dự báo của NIFD phù hợp với dự báo Quỹ Tiền tệ Quốc tế và chỉ ra thách thức mà các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc phải đối mặt để đạt được mức tăng trưởng 6% cần thiết trong năm 2019 và 2020 để đạt được mục tiêu của chính phủ là tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2020 so với năm 2010.
Theo NIFD, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực suốt một thời gian dài trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu chậm lại, đầu tư tư nhân có thể bị giảm sút bởi những bất ổn do chiến tranh thương mại, trong khi tác động của các chính sách đối nghịch sẽ chỉ bắt đầu rõ ràng trong quý đầu năm 2020.
Ông Li cho biết vấn đề thâm hụt tài khóa của chính phủ sẽ trở nên nổi bật trong tương lai, thêm rằng chính quyền Bắc Kinh có thể phải phát hành thêm trái phiếu để thực hiện trách nhiệm chi tiêu của mình. Điều này có thể đòi hỏi việc nắm giữ trái phiếu nhiều hơn bởi ngân hàng trung ương và sự phối hợp và sắp xếp thể chế tốt hơn giữa các cơ quan tài chính và tiền tệ.
"Chế độ kiểm soát vĩ mô cần được tân trang lại", ông Li nói thêm.
Nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu tăng trưởng chậm lại từ năm 2011, với tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn 6,0% trong quý III năm 2019, tốc độ chậm nhất kể từ khi dữ liệu tăng trưởng hàng quý được công bố lần đầu tiên vào năm 1992.
Tình trạng này tiếp tục khuấy động các cuộc thảo luận về việc liệu Bắc Kinh có nên nới lỏng lập trường chính sách của mình để hỗ trợ tăng trưởng, như đã xảy ra ở nhiều nước phát triển, bao gồm cả Mỹ.
Tuy nhiên, mức tăng nợ liên tục của Trung Quốc đang bó buộc các nhà hoạch định chính sách. Dữ liệu mới của NIFD cho thấy tỷ lệ đòn bẩy vĩ mô của chính quyền Bắc Kinh - tổng nợ trên tổng sản phẩm quốc nội, đã ghi nhận mức tăng không đạt yêu cầu của hồi đầu năm nay. Đòn bẩy của Bắc Kinh đã tăng 0,7% lên mức 39,2% trong quý III và tăng tổng cộng 2,0% trong 9 tháng đầu năm.
Nợ chung của cả nước tăng lên tới 251,1% sản lượng kinh tế quốc gia vào cuối quý III, tăng 1,6% so với quý trước. Các khoản nợ tập trung ở khu vực hộ gia đình, với mức nợ tăng 1,0% lên 56,3% trong quý III.
Mặc dù nợ gia tăng, NIFD kêu gọi thâm hụt ngân sách trung ương lớn hơn để cho phép chi tiêu nhiều hơn nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Đồng thời, cần nỗ lực thêm để giảm đòn bẩy của các doanh nghiệp nhà nước.
Ông Zhang Xiaojing - Phó Giám đốc Viện kinh tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS), cho biết mức độ gia tăng của đòn bẩy sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng mà chính phủ Trung Quốc đang cố gắng đạt được.
"Áp lực cho sự ổn định kinh tế trong năm tới còn lớn hơn suy tính của nhiều người", ông Zhang dự đoán.
NIFD cảnh báo về những bất ổn lớn đối với căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, đồng thời dự đoán tỷ giá đồng nhân dân tệ sẽ dao động trong khoảng từ 7,0 đến 7,2 so với đồng đô la Mỹ vào năm tới.
Theo ông Zhang Ping, Phó Giám đốc của NIFD cho biết, cuộc chiến thuế quan "về cơ bản có thể kết thúc vào năm 2020, nhưng cuộc xung đột song phương sẽ giành được kết thúc dễ dàng".