Thỏa thuận sơ bộ Mỹ-Trung liệu có làm doanh nghiệp Mỹ an tâm?

(Ngày Nay) - Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc nhìn chung tỏ ra phấn khởi trước những diễn biến tích cực của căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, nhưng không tin tưởng một thỏa thuận tạm thời sẽ giải quyết các vấn đề cơ bản liên quan đến nền kinh tế Trung Quốc.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc diện kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Bloomberg
Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc diện kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Bloomberg

Tim Stratford, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc, cho biết ông tin rằng thỏa thuận thuộc "giai đoạn 1" giữa hai nước hiện có thể ngăn chặn "vòng xoáy" tranh chấp nhưng lo ngại Mỹ không đủ "đòn bẩy" để thúc đẩy Bắc Kinh tái cơ cấu mô hình kinh tế.

"Với cuộc bầu cử vào năm tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể quan tâm đến việc sử dụng thỏa thuận này để hỗ trợ tham vọng chính trị của ông hơn là giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống. Điều này khiến cộng đồng doanh nghiệp Mỹ cảm thấy lo lắng", ông nói.

"Tất nhiên, thỏa thuận ban đầu rất hữu ích cho ngành nông nghiệp Mỹ và tôi rất vui khi thấy người nông dân được hưởng lợi, nhưng đó không thực sự là những gì chúng tôi đang tìm kiếm", một cựu đại diện thương mại Mỹ nói bên lề diễn đàn kinh doanh ở Bắc Kinh.

Thỏa thuận sơ bộ Mỹ-Trung liệu có làm doanh nghiệp Mỹ an tâm? ảnh 1

 Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc Tim Stratford. Ảnh: Reuters

Sau khi các nhà đàm phán thương mại từ Mỹ và Trung Quốc gặp nhau tại Washington vào tháng trước, Tổng thống Trump nói rằng hai bên đã đạt được tiến bộ lớn và đang thảo luận để ban hành thỏa thuận. Theo thông tin ban đầu, thỏa thuận sẽ được ký bởi Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập  tại hội nghị thượng đỉnh APEC ở Chile vào cuối tháng này, nhưng sự kiện đó đã bị hủy bỏ vào tuần trước do làn sóng biểu tình đang ngày càng vượt tầm kiểm soát.

Thỏa thuận giai đoạn một dự kiến sẽ bao gồm điều khoản Trung Quốc mua thêm các sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ và thực hiện các động thái để tiếp tục mở cửa thị trường dịch vụ tài chính cho các công ty Mỹ.

Về phần mình, phía Bắc Kinh muốn Washington hủy bỏ một đợt thuế quan mới - đối với một loạt hàng hóa bao gồm máy tính xách tay, điện thoại thông minh và đồ chơi, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 15/12.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói với các phóng viên hôm thứ Sáu tuần trước rằng hai bên đã đạt được tiến bộ to lớn, hướng tới việc hoàn thành thỏa thuận.

Tuy nhiên, đại diện thương mại Stratford lại không đồng thuận với ý kiến này. "Nói một cách trung thực, rất khó để lạc quan trước bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra", ông Stratford chia sẻ.

"Tôi nghĩ rằng cuộc bầu cử sẽ tạo ra một số điều không chắc chắn vào quá trình này. Nếu bạn là Tổng thống Trump, bạn có muốn bắt đầu trả đũa Trung Quốc một lần nữa bởi vì chúng ta không đạt được tiến bộ trong giai đoạn hai? Nếu vậy, điều đó sẽ làm suy yếu các thỏa thuận đã được thực hiện trong giai đoạn một", Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ bày tỏ quan điểm.

Ông Stratford cho biết đã có rất nhiều cơ hội để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề chính.

"Nếu chúng ta không thể giải quyết điều đó trong giai đoạn một, sau 13 hoặc 14 vòng đàm phán ở cấp bộ trưởng, tại sao chúng ta phải lạc quan rằng sẽ có thể giải quyết nó trong giai đoạn hai?", vị quan chức nói,

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg News hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross đã bày tỏ sự lạc quan rằng Mỹ sẽ đạt được thỏa thuận trong tháng này và cho biết các giấy phép sẽ tiếp bước ngay sau đó để các công ty Mỹ bán linh kiện cho Huawei.

Cùng ngày, Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng rằng một thỏa thuận thương mại, nếu được hoàn thành, sẽ được ký kết tại Mỹ. "Trước hết tôi muốn có được thỏa thuận này. Với tôi nơi gặp gỡ để ký kết không phải vấn đề".

Bộ trưởng Ross cho biết Iowa, Alaska, Hawaii và các địa điểm khác tại Trung Quốc đều có thể được chọn. Tuy nhiên theo vị này, thỏa thuận thương mại giữa hai bên đặc biệt phức tạp và tuyên bố Mỹ bảo đảm rằng "mỗi bên đều có sự hiểu biết rất chính xác và rõ ràng, chi tiết về những gì đã đồng  thuận".

Bắc Kinh đã làm rất nỗ lực để chống lại quan điểm rằng Trung Quốc không còn là một mảnh đất tiềm năng để kinh doanh và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài với lời hứa về một sân chơi bình đẳng hơn thông qua các sáng kiến như luật đầu tư nước ngoài, sẽ có hiệu lực vào tháng 1.

Nhưng ông Stratford cho rằng điều đó là không đủ, vì chính phủ Trung Quốc đã không thực hiện bất kỳ nỗ lực thực sự nào để giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống.

"Trong số các chính sách hiện tại của Trung Quốc, có một chính sách gây mâu thuẫn. Bắc Kinh nói: 'OK, chúng ta nên làm tốt hơn một chút để giúp đỡ người nước ngoài, nhưng điều đó có thay đổi chính sách công nghiệp không? Liệu nó thay đổi điều đó khu vực nhà nước?'. Câu trả lời là :Không", ông Stratford cho biết.

"Miễn là họ có kế hoạch rằng các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ có chiếm  ngày càng nhiều thị phần ở thị trường trong nước, trong các lĩnh vực của họ và trên toàn cầu, thì họ sẽ chào đón chúng tôi, nhưng chỉ khi điều kiện đó đi kèm", Stratford nhấn mạnh.

Theo SCMP
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.