Trước tiên cần phải yêu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi mà giá trị nông sản được nhìn nhận thiên lệch chỉ về giá tiền, thì giá trị dinh dưỡng, cái ngon ngọt của chúng bị rớt xuống hàng thứ yếu.
Ảnh: Thanh Bình
Ảnh: Thanh Bình

1. Mặc dù triết gia Masanobu Fukuoka với “Cuộc cách mạng một cọng rơm” nổi tiếng lừng lẫy thế giới (ít nhất là với nhiều độc giả Việt Nam – những người ủng hộ canh tác nông nghiệp thuận tự nhiên và mê mẩn với nông sản organic), nhưng chúng ta sẽ bắt đầu với câu chuyện của một lão nông Nhật Bản ít nổi tiếng hơn: Akinori Kimura.

Là người trồng táo, Kimura loay hoay nhiều năm với bài toán Bón phân – Phun thuốc – Sâu bệnh – Sản lượng thấp (hoặc sản lượng cao nhưng giá thấp). Mùa nối mùa, sâu bệnh ngày càng kháng thuốc dữ dội, lượng thuốc phải tăng lên ngày càng cao, và nông sản cứ ngày càng xuống giá.

Kimura rơi vào cảnh nợ nần, tuyệt vọng, ông quyết định lên núi tự vẫn. Nhưng cái cành cây mà ông quàng sợi dây thừng vào lại của một cây táo mọc hoang. Chặc lưỡi hái một quả ăn thử, Kimura thảng thốt nhận ra đó là quả táo ngon nhất mà mình từng ăn trong đời.

Vậy là ông xuống núi, suy ngẫm vì sao một cây táo dại lại cho quả ngon hơn hẳn những cây táo được chăm bón phun thuốc hóa chất. Kimura cho rằng, đó là cái ngon nguyên sơ (cho đến lúc đó, lão nông này chưa hề biết đến khái niệm organic), ông quyết định ngừng phun thuốc, để mặc cây táo tự sinh tồn.

Mất 6 năm cho cuộc thử nghiệm liều lĩnh đó. Những cây táo héo rũ, không ra quả, thậm chí chết hàng loạt. Gia đình Kimura lâm vào cảnh khốn cùng, nhưng ông vẫn không bỏ vườn táo của mình. Ông lên núi, nghiên cứu kỹ sinh thái dưới gốc những cây táo dại, nhận ra rằng không những không cần phun thuốc hay bón phân, mà còn không cần nhổ cỏ và tỉa cành. Thổ nhưỡng vùng Aomori nơi ông sống vốn là thiên đường của cây táo rồi (cho đến nay vẫn là vùng trồng táo ngon nhất Nhật Bản).

Cuối cùng, ở mùa thứ 6, những cây táo của Kimura ra hoa, đậu quả sai trĩu trịt. Và những quả táo ấy không chỉ thơm ngon, chúng còn không bị sâu bệnh. Trong điều kiện bảo quản bình thường (không cần bảo ôn), những quả táo từ vườn của Akinori Kimura có thể để tới hàng năm trời. Sau đó, chúng chỉ khô lại, chứ không hề hư thối.

Trước tiên cần phải yêu ảnh 1

Akinori Kimura hạnh phúc trong vườn táo trĩu quả của ông

2. Chuyện là như vậy, nhưng nhân rộng trên thực tế không hề đơn giản, thậm chí là “tự sát”. Cuộc cách mạng cọng rơm mà Fukuoka khởi xướng, với những nông dân hưởng ứng thành công như Akinori Kimura hay Takao Furuno (lão nông nổi tiếng với phương pháp canh tác Aigamo, trồng lúa – nuôi vịt, cá – thả bèo hoa dâu), rốt cuộc vẫn không thể là hình mẫu canh tác cho toàn bộ nông dân Nhật Bản. Nhưng họ đã làm được một việc quan trọng, đó là khiến người nông dân biết yêu thiên nhiên, yêu cây trái do tay mình trồng nên. Đó cũng chính là thuận tự nhiên.

Trái với suy đoán của nhiều người, nền nông nghiệp hữu cơ của Nhật Bản không hề lớn, chỉ chiếm chưa tới 1% tổng diện tích đất nông nghiệp của quốc gia này. Triệt để ngành nông nghiệp (từ chỗ 80% dân số phục vụ ngành nông nghiệp thì nay chỉ còn 3%, máy móc đã thay thế con người), Nhật Bản quản lý nghiêm ngặt từ canh tác đến đầu ra nông sản bằng hệ thống JAS (Japanese Agricultural Standards – tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản). Trong đó, chuỗi cung ứng lạnh nông sản bằng công nghệ CAS (Cell Alived System) được xem là ưu việt nhất thế giới (nhiều địa phương ở Việt Nam những năm qua đã tìm cách tiếp cận và được chuyển giao công nghệ này). Người nông dân chỉ việc trồng, lựa ra những nông sản ngon nhất, và dù chính vụ hay trái vụ thì hệ thống cung ứng lạnh luôn đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng được mùa – mất giá (hay thương lái Việt Nam hay gọi là dội chợ).

Trước tiên cần phải yêu ảnh 2
Một vườn rau gia đình ở Tokyo - Nhật Bản

Chứng kiến người nông dân Việt Nam phải đổ thanh long cho bò ăn, để dưa hấu vỡ toác trên ruộng, đổ vải thiều xuống sông, hay ủ phân xanh bằng bắp cải, su hào, củ cải… Sự xót xa không chỉ là công là của, mà hơn hết là câu hỏi: Phải làm như vậy, rồi người ta còn có thể yêu cây trái tay mình trồng ra không?

3. Phải biết yêu đồ ăn trên bàn ăn, như thế mới biết quý trọng nông sản. Gordon Ramsay – đầu bếp nổi tiếng thế giới – khi đến Việt Nam đã đúc rút rằng: “Xứ này ẩm thực tất nhiên phải ngon thôi, vì thực phẩm của họ quá tươi, quá phong phú”.

Ramsay đã không hề nói về giá. Trong suốt 1 tuần lễ chạy từ Bắc chí Nam, nếm thử, đi chợ và thử nấu nướng theo cách của người Việt, đầu bếp giàu có này không một lần đề cập đến giá. Với ông, chất lượng nông sản mới là mối quan tâm hàng đầu, là tìm kiếm tình yêu từ đồng ruộng và đưa tới bàn ăn.

Những phong trào giải cứu nông sản liên miên bất tuyệt, mùa nào giải cứu thứ đó. Và thứ đọng lại trong tâm khảm của người mua lẫn người bán, là giá. Một nghìn một cân su hào. Mười lăm nghìn một yến bắp cải. Hai mươi nghìn mười cân cà chua.

Khi mà giá trị nông sản được nhìn nhận thiên lệch chỉ về giá tiền, thì giá trị dinh dưỡng, cái ngon ngọt của chúng bị rớt xuống hàng thứ yếu. Người bán sẽ quẳng vào túi những cây bắp cải đầy lá già, những củ su hào nứt toác, những củ cải trắng để lớn quá độ đến mức bở tung ra. Còn người mua, xách túi rau về để khoe rằng mình mua được rẻ, rằng mình tham gia “giải cứu”, rồi tìm mọi cách tống khứ cho người quen vì ăn không hết, mà cũng chẳng mấy ngon.

Trước tiên cần phải yêu ảnh 3
Người nông dân huyện Mê Linh (Hà Nội) thất vọng bên xe rau không ai mua dù giá chỉ 1000đ/kg (Tháng 2/2021)

Từ tâm thế ấy, phát sinh sự nghi kỵ nhau, rằng có thật là người ta giải cứu nông sản không. Cũng như phát sinh một sự coi rẻ nông sản khi vào vụ, rẻ rúng ê hề.

4. Hãy cầm quả vải trên tay, bóc thật khéo lớp vỏ, rồi đưa lên mũi ngửi mùi hương thơm mát, sau đó mới đưa vào miệng, cắn ngập răng để nước vải chảy tràn trên vị giác, cảm nhận rằng mình đang được thưởng thức một trong những loại trái cây ngon nhất trên thế giới này.

Đó không phải là miêu tả một đoạn quảng cáo, mà là cách để thưởng thức trân trọng quả vải. Hay quả mận hậu. Rồi sắp tới là nhãn lồng. Là thanh long. Là xoài cát. Là cam sành. Đừng nghĩ đến giá của nó, hãy yêu thứ quả mình đang cầm trên tay, và thưởng thức với tất cả niềm tự hào và hạnh phúc của một người sinh sống nơi đất nước nhiệt đới hoa trái 4 mùa. Và cũng đừng vội kết luận rằng hoa quả nhiều quá, khi mà Việt Nam là thị trường nhập khẩu hoa quả lớn thứ 9 của Hoa Kỳ, và hàng tháng chúng ta vẫn chi hàng trăm triệu đô la cho hoa quả nhập khẩu.

Trước tiên cần phải yêu ảnh 4
Vải thiều - loại trái cây đặc sản nổi tiếng thế giới của Việt Nam đang xuống giá thấp vì dội chợ

Cuộc cách mạng cọng rơm, không phải để kéo lùi nền nông nghiệp hiện đại. Mà để nhắc con người rằng, trước tiên cần yêu nông sản của quê hương mình.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.