Tướng Đồng Sỹ Nguyên về cùng đồng đội

Là người đề xuất xây dựng nghĩa trang làm nơi an nghỉ cho hàng ngàn chiến sĩ ngã xuống vì độc lập Tổ quốc, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên còn mong muốn khi từ trần sẽ về đây an nghỉ cùng đồng đội
Theo nguồn tin riêng của Ngày Nay, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã từ trần sáng 4/4/2019, hưởng thọ 97 tuổi.
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên sinh năm 1923, quê ở làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. 

Ông là vị Tư lệnh của Binh đoàn Trường Sơn trong thời gian lâu nhất (1967–1975) và là một trong hai vị tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam được phong quân hàm vượt cấp từ Đại tá lên Trung tướng[1]. Ông cũng từng giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam); Đặc phái viên Chính phủ, Đặc trách Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, Cố vấn Đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ, tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về quốc lộ Hồ Chí Minh (Quốc lộ Trường Sơn).

Dưới đây là bài viết về Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đăng trên báo Người Lao động về mong muốn trọn nghĩa trọn tình với đồng đội.

——

Sau ngày đất nước thống nhất, Trung ương Đảng và Bộ Quốc phòng phê chuẩn dự án xây dựng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn (Nghĩa trang Trường Sơn) tại khu đồi Bến Tắt (thuộc xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) làm nơi tưởng niệm, tôn vinh những người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Quá lý tưởng

Nghĩa trang này nằm cạnh Quốc lộ 15, cách trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị (TP Đông Hà) khoảng 38 km về phía Tây Bắc; cách Quốc lộ 1A (ở đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20 km về phía Tây Bắc. Khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975, công trình hoàn thành ngày 10/4/1977. Chỉ huy xây dựng là Bộ Tư lệnh Sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương cùng tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá ở xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Hiện tại đây có 10.263 mộ liệt sĩ.

Bên cạnh việc là người đề xuất xây dựng nghĩa trang này, để trọn tình, trọn nghĩa với đồng đội đã hy sinh, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - nguyên Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng - còn bày tỏ mong muốn sau khi từ trần được cùng vợ về an nghỉ tại nơi này.

Tướng Đồng Sỹ Nguyên về cùng đồng đội ảnh 1

Rất nhiều liệt sĩ đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn (Quảng Trị)

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên quê ở làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Về nguyện vọng của ông, ngày 8/2, chúng tôi đã tìm gặp ông Hồ Tất Ái, Trưởng Ban Quản lý Nghĩa trang Trường Sơn - người nhiều lần được nghe Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên bày tỏ mong muốn này.

Theo ông Ái, trong những năm 2004-2007, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên mỗi lần đến viếng thăm Nghĩa trang Trường Sơn đều có tâm sự với ông rằng: "Khi mà bác qua đời, bác muốn an nghỉ với đồng đội, đồng chí ở đây".

Lúc đó, ông Hồ Tất Ái xúc động trả lời rằng: "Bác là nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nên tiêu chuẩn của bác là ở Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Nhưng nếu bác muốn ở đây với đồng chí, đồng đội thì quá lý tưởng rồi. Theo quan điểm của cháu thì cháu hoàn toàn đồng tình với ý nghĩ của bác".

Lưu giữ trang trọng

Ngoài những lần bày tỏ nguyện vọng được an nghỉ bên đồng đội, năm 2009, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên còn viết một bức thư tay đơn sơ gửi ông Hồ Tất Ái. Thư viết: "Hà Nội ngày 11/7/2009. Thân gửi đồng chí Hồ Tất Ái. Lần trước tôi đã có thơ xin phép khi qua đời, được nằm một chỗ ở khu đồi gần khu quần tượng. Nay xin phép được đưa hài cốt bà nhà tôi để bên cạnh. Tôi đã có thơ xin phép tỉnh, nay viết thơ xin phép đồng chí chấp thuận. Thân ái. (Bà nhà tôi là quân nhân)".

Tướng Đồng Sỹ Nguyên về cùng đồng đội ảnh 2

Lá thư viết tay của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên gửi ông Hồ Tất Ái

Bức thư đó ông Hồ Tất Ái vẫn lưu giữ và đặt trang trọng ở bàn làm việc của mình. Theo ông Ái, khu quần tượng nằm giữa khu 4 và khu 5 của quần thể Nghĩa trang Trường Sơn. Xung quanh khu quần tượng này có rất nhiều mộ chí liệt sĩ.

Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất (PSUV), Phó Tổng thống thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela Delcy Rodríguez Gómez. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tổng thống Venezuela chuyển thông điệp cảm ơn đến lãnh đạo Việt Nam
(Ngày Nay) - Các cuộc tiếp xúc cấp cao gần đây giữa lãnh đạo Venezuela và Việt Nam tiếp tục là minh chứng rõ nét cho mối quan hệ ngày càng mật thiết giữa hai đảng, nhà nước, chính phủ và nhân dân hai nước anh em. Mối quan hệ hữu nghị này đã được thử thách qua thời gian và giờ đây đã trở thành di sản chung của hai dân tộc.