UNESCO kỷ niệm 74 năm thành lập

[Ngày Nay] - Ngày 16/11, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) kỷ niệm 74 năm thành lập.
UNESCO kỷ niệm 74 năm thành lập

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) được thành lập ngày 16/11/1945 với mục đích “Góp phần duy trì hoà bình và an ninh quốc tế bằng cách thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng của tất cả các nước về công lý, pháp luật, quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo mà Hiến chương Liên hợp quốc đã công nhận đối với tất cả các dân tộc”.

Đầu năm 1942, trong bối cảnh Chiến tranh thế giới II diễn ra khốc liệt, chính phủ các nước châu Âu trong khối liên minh chống phát xít đã tổ chức một hội nghị tại Vương quốc Anh mang tên “Hội nghị Các bộ trưởng giáo dục của các quốc gia đồng minh” (Conference of Allied Ministers of Education, CAME) nhằm mục đích bàn bạc và chuẩn bị cho các vấn đề sau chiến tranh.

Tháng 11/1945, theo lời kêu gọi của CAME, một hội nghị đã được triệu tập trong khuôn khổ của Liên hợp quốc (ra đời trước đó không bao lâu, ngày 24/10/1945), để bàn về việc thành lập một tổ chức về văn hoá và giáo dục. Hội nghị này diễn ra tại London từ ngày 1 đến 16/11/1945, ngay sau khi chiến tranh vừa mới kết thúc. Hội nghị đã thu hút được sự tham gia của đại diện 44 quốc gia.

Tại Hội nghị, có 37 trong số 44 nước đã đồng thuận quyết định việc thành lập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO). Ngày 16/11/1945, hội nghị đã ký thông qua nội dung Công ước UNESCO (có hiệu lực từ ngày 4/11/1946) sau khi được chính phủ của 20 trong số 37 quốc gia tham gia hội nghị London phê chuẩn. Ngày 16/11/1945 được coi là ngày thành lập tổ chức UNESCO.

Lời mở đầu của Công ước UNESCO nói rằng: “Chiến tranh nảy sinh trong đầu óc con người, vậy ngay trong đầu óc con người cần phải xây dựng thành trì của hoà bình”. UNESCO có nhiệm vụ đưa tầm nhìn này trở thành hiện thực bằng con đường giáo dục, khoa học, văn hóa, khoa học và truyền thông, nhằm hướng đến mục tiêu chung nhất - hòa bình.

Tính đến nay, UNESCO có 193 thành viên và 11 thành viên liên kết. Hầu hết các quốc gia thành viên đã thành lập các Phái đoàn thường trực bên cạnh UNESCO, đứng đầu là Đại sứ, đảm nhận liên lạc giữa Tổ chức và Chính phủ nước sở tại.

Năm 1951, Pháp đưa chính quyền Bảo Đại vào tham gia UNESCO. Sau đó chính quyền Sài gòn duy trì sự có mặt tại UNESCO cho đến khi sụp đổ tháng 4/1975. Tháng 3/1976, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền nam Việt Nam tuyên bố kế thừa tham gia UNESCO. Sau khi thống nhất đất nước, ngày 12/7/1976, Bộ Ngoại giao nước ta gửi công hàm cho UNESCO thông báo Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kế tục tham gia UNESCO. Tháng 10/1976, với tư cách là thành viên chính thức của UNESCO, lần đầu tiên chính phủ CHXHCN Việt Nam cử một đoàn đại biểu tham dự Đại hội đồng UNESCO lần thứ 19 tổ chức tại Nairobi (Kenya). 

Ngày 15/6/1977, Chính phủ thành lập Uỷ ban quốc gia UNESCO của Việt Nam, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp  của  Bộ Ngoại giao, để đảm nhiệm việc thực hiện các nghĩa vụ, quyền hạn thành viên UNESCO của Việt Nam và thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta trong UNESCO. Uỷ ban quốc gia  UNESCO  của Việt Nam có nhiệm vụ nghiên cứu và trình lên Thủ tướng Chính phủ các vấn đề về phương hướng, chính sách, chương trình và kế hoạt hoạt động của Việt Nam đối với UNESCO cũng như phối hợp và điều hoà hoạt động của các ngành có liên quan tới UNESCO. Từ năm 1978, Việt Nam đã cử Phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh tổ chức UNESCO tại Paris và từ năm 1982 cử cấp Đại sứ làm Trưởng Phái đoàn. 

Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.