UNESCO trao giải Chương trình tìm kiếm Ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Văn phòng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã trao giải cho hai đội có ý tưởng cải thiện tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa tại Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà.
UNESCO trao giải Chương trình tìm kiếm Ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa

Hàng năm, 300 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra trên khắp thế giới, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số loài người. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 10% trong tổng số 3,1 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm bị thải ra đại dương. Nếu không có những biện pháp can thiệp cần thiết và kịp thời, UNEP ước tính đến 2040 lượng rác thải nhựa xâm nhập vào các hệ sinh thái dưới nước sẽ tăng gần gấp ba lần so với hiện tại.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) luôn nhận thức rằng giới trẻ chính là động lực chính của sự thay đổi và sáng tạo. Do vậy, kết hợp với Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà, dưới sự hỗ trợ của Quỹ Coca-Cola, UNESCO đã phát động “Chương trình tìm kiếm Ý tưởng sáng tạo vì một đại dương không nhựa” vào tháng 8 năm 2022.

Chương trình này nằm trong khuôn khổ Sáng kiến “Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh” được UNESCO triển khai từ năm 2020. Mục đích của chương trình là tạo cơ hội cho các nhóm thanh niên, nhà khoa học trẻ sử dụng sức trẻ và khả năng sáng tạo của mình để đưa ra các đề xuất và ý tưởng cho vấn đề rác thải nhựa đại dương.

Các bạn trẻ tham gia chương trình có cơ hội được tham quan thực tế và nhận hỗ trợ về mặt kỹ thuật từ các chuyên gia hàng đầu thông qua chương trình cố vấn cũng như hỗ trợ tài chính để thực hiện thí điểm các sáng kiến của họ tại Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Quần đảo Cát Bà.

Sau khi phát động, Chương trình đã nhận được sự đón nhận của xã hội và đặc biệt là các bạn trẻ. Tổng cộng đã có 29 đề xuất được gửi đến bởi 104 bạn trẻ đến từ 38 trường, viện trên khắp Việt Nam. Các đề xuất thể hiện tính đa dạng cao, cả về cách tiếp cận giải pháp cũng như giới tính (cả đội nam và nữ) hay nơi học tập và công tác (Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, BTEC FPT, Đại học Đà Nẵng, Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, v.v.) của người tham gia.

Hội đồng giám khảo với các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, ô nhiễm nhựa, đổi mới sáng tạo, khoa học và công nghệ đã chọn ra 25 bạn trẻ với 6 ý tưởng xuất sắc nhất để vào vòng đào tạo định hướng.

Trong vòng này, UNESCO và Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà đã tổ chức một khóa đào tạo ba ngày để trang bị cho các bạn tham gia những kiến thức, kỹ năng và thông tin cơ bản liên quan về Khu Dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà trong năm 2022. Ngoài ra, các chuyên gia hàng đầu đã tiếp tục đi cùng các nhóm và hỗ trợ các bạn trong việc điều chỉnh đề xuất để tăng tính thực tế và khả thi cũng như giúp các bạn chuẩn bị cho vòng chung kết. Sau vòng đào tạo định hướng, 5 đội đã được lựa chọn để đi vào vòng Chung kết gồm:

Đội 3SR từ Đại học Giáo dục với đề xuất: Sàn giao dịch các sản phẩm STEAM sáng tạo với rác nhựa

Đội GreenB từ BTEC FPT với đề xuất: Thùng rác thông minh – B Trash

Đội Cá Voi đến từ Đại học Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh với đề xuất: Robot CaBaLa

Đội CLEAN UED từ Đại học Sư phạm Đà Nẵng với đề xuất: Thiết bị thu gom rác thải trôi nổi

Đội Giải Cứu Đại Dương từ Trường TH&THCS Hoàng Châu với đề xuất: Tái sử dụng rác thải nhựa vì sự an toàn của cộng đồng

Trong vòng chung kết của chương trình diễn ra vào ngày 12/04/2023, các đội được chọn đã có cơ hội trình bày ý tưởng của mình và 02 đề xuất xuất sắc nhất đã giành được giải nhất trị giá 80 triệu đồng mỗi giải.

Đó là đội 3SR từ Đại học Giáo dục và đội CLEAN UED từ Đại học Sư phạm Đà Nẵng. Với giải thưởng được trao, các nhóm có nguồn hỗ trợ tài chính thực hiện thí điểm ý tưởng của mình tại Khu Dự trữ Sinh quyển Quần đảo Cát Bà nơi đang phải đối mặt với những vấn đề rác thải nhựa.

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.