Vaccine ngừa COVID-19 'khoét sâu' sự bất bình đẳng trên thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau hơn một năm bùng phát đại dịch, vaccine phòng ngừa COVID-19 được kỳ vọng là giải pháp nhằm phục hồi kinh tế, giúp đưa cuộc sống sớm trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, cuộc đua sản xuất, nhập khẩu và phân phối vaccine phòng COVID-19 cũng đã phản ánh trung thực tình trạng bất bình đẳng sâu sắc giữa các quốc gia trên toàn thế giới.
Vaccine ngừa COVID-19 'khoét sâu' sự bất bình đẳng trên thế giới

Tỷ lệ phân phối vaccine mất cân bằng

Tính đến ngày 05/04/2021, COVAX – Chương trình tiếp nhận vaccine COVID-19, toàn cầu mới chỉ phân phối được hơn 36 triệu liệu vaccine đến 86 quốc gia trên tổng số 97 nước thu nhập thấp và trung bình đăng ký tiếp nhận vaccine từ cơ chế COVAX, theo số liệu của Liên Hợp Quốc.

Trong khi đó, theo số liệu tổ chức phi chính phủ One Campaign ghi nhận vào tháng 02/2021, các quốc gia phát triển có nền kinh tế lớn trên thế giới bao gồm Mỹ, Anh, Úc, Canada, Nhật và khối EU đã dự trữ tổng cộng 3 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19, vượt 1 tỷ liều so với lượng cần thực tế là 2.06 tỷ liều để đạt được mức tiêm phòng toàn dân.

Khi nhiều nước giàu mạnh tay chi hàng tỷ đô la nhằm đạt được những lô hàng vaccine với các hãng dược phẩm lớn, hầu hết các quốc gia đang phát triển đều không có đủ tiềm lực kinh tế để giành lợi thế trong cuộc chạy đua thu mua vaccine, điều nãy cũng khiến cho sự chênh lệch khoảng cách trong năng lực nhập khẩu vaccine ngày càng gia tăng giữa các nước.

Đơn cử, theo số liệu thống kê hồi cuối tháng 01/2021, Mỹ đã đàm phán với Pfizer/BioNTech và Moderna thêm các hợp đồng đặt hàng vaccine mới, nâng tổng số lượng vaccine nước này thu mua được lên 600 triệu liều, dự kiến sẽ có thể tiêm chủng cho 300 triệu người dân Mỹ tính đến cuối mùa hè năm nay, hãng thông tấn CNN đưa tin.

Vaccine ngừa COVID-19 'khoét sâu' sự bất bình đẳng trên thế giới ảnh 1

Hàng người xếp hàng đợi tiêm vaccine tại Vương quốc Anh. Ảnh: BPM Media

Trái lại, nhiều quốc gia đang phát triển hiện vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vaccine. Theo người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stéphane Dujarric, đến đầu tháng 04/2021, Lào mới chỉ tiêm chủng được cho hơn 4,000 nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch và rất cần sự hỗ trợ đến từ cơ chế COVAX.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện các biến thế mới của virus SARS-CoV-2 ngày càng đòi hỏi việc triển khai tiêm chủng vaccine được diễn ra nhanh chóng nhằm ngăn chặn đại dịch trở nên phức tạp hơn song trên thực tế trữ lượng vaccine lại không được phân bố đồng đều trên thế giới và gây ra sự mất cân bằng giữa các quốc gia..

Tình trạng này đang ở mức báo động khi hồi cuối tháng 3/2021, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phải lên tiếng kêu gọi các quốc gia đóng góp tối thiểu 10 triệu liều vaccine để COVAX tiến hành phân phối đến gần 20 nước hiện chưa thể tiếp cận vaccine.

Những số liệu thống kê trên cho thấy tình trạng thiếu hụt nguồn cung vaccine đang diễn ra vô cùng nghiêm trọng giữa các nước phát triển với các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Vaccine COVID–19 là một biện pháp mang tính toàn cầu giúp ngăn chặn đại dịch nhưng lại cũng chính là một phép thử đang khoét sâu vào sự bất bình đẳng giữa các quốc gia. Qua đó, chủ nghĩa dân tộc vị kỷ của các quốc gia cũng bị lộ rõ, và điều này đi ngược lại nguyên tắc hợp tác cùng có lợi giữa bối cảnh thế giới cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm ứng phó với đại dịch.

Nảy sinh nhiều hệ lụy

Những hệ luỵ mà tình trạng bất bình đẳng, thiếu công bằng trong tiếp cận vaccine COVID–19 đem lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đưa thế giới phục hồi sau đại dịch.

Sau khi tiến hành tiêm chủng vaccine COVID-19, nhiều quốc gia đã tiến hành thiết lập cơ chế “hộ chiếu vaccine”, đây được xem như một giải pháp giúp tạo động lực để phục hồi ngành du lịch nội địa, cũng như quốc tế.

Tuy nhiên, đề xuất này lại một lần nữa làm dấy lên quan ngại về sự thiếu công bằng, bất bình đẳng giờ đây không chỉ là giữa các quốc gia, mà còn là giữa mỗi công dân. Nếu kéo dài, sẽ rất dễ xảy ra những cuộc biểu tình, bạo loạn nhằm phản đối sự bất công này và gây ra tình trạng bất ổn xã hội.

Tình trạng khan hiếm vaccine cũng kéo theo nhiều tệ nạn cũng như những loại hình tội phạm mới. Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) mới đây đã đưa cảnh báo về “tội phạm vaccine” qua mạng, đối tượng lừa đảo sẽ mạo danh các cơ quan chính phủ liên hệ với các hãng dược phẩm và đánh cắp vaccine rồi bán ra chợ đen với giá cao hay thậm chí là bán vaccine giả trên mạng.

Trước những thực trạng về sự bất bình đẳng, thiếu công bằng về tiếp nhận vaccine COVID–19, mới đây, WHO đã lựa chọn chủ đề “Công bằng và Bình đẳng về sức khoẻ” cho Ngày Sức khoẻ Thế giới 2021 vào ngày 07/4 tới đây với một thông điệp “Xây dựng một thế giới công bằng hơn, khoẻ mạnh hơn”.

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.