Văn minh thật

Trò chuyện với doanh nhân Nguyễn Đàm Văn làm tôi suy nghĩ rất nhiều về lớp người trẻ tuổi sinh ra và lớn lên sau năm 1975, khi nước nhà thống nhất. Một lớp trẻ có nghĩ lực, có văn hóa, có kiến thức,có khát vọng vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, mong muốn đất nước mình sau khi giành được độc lập, thống nhất phải tiến tới phồn vinh, tiến tới văn minh thực sự.
Văn minh thật
Một lần, nhân nghỉ lễ quốc khánh 2-9, vợ chồng tôi ra bến xe Nước Ngầm ( Hà Nội ) mua vé xe giường nằm về quê Hà Tĩnh.
Đúng là thời buổi thị trường, nhiều hãng xe giường nằm được ghi là cao cấp chào đón khách ngay từ địa điểm bán vé .
Trước khi đi, có người bạn bảo tôi nên đi xe Văn Minh. Nhắc đến hai từ “ Văn minh” không hiểu sao tôi bị dị ứng. Thời buổi thật giả lẫn lộn, nhiều nơi được gắn biển “ Văn minh” mà tôi đi qua thật chẳng văn minh chút nào !
Nhưng, khi nhìn thấy cửa bán vé hãng xe Văn Minh, người ta xếp hàng khá đông. Vợ tôi bảo, người Hà Nội tinh lắm, ở đâu, bán cái gì trong thời buổi thị trường này mà xếp hàng dài, có đông người mua là thứ đó chất lượng lắm.
Nghe lời vợ, tôi mua vé xe giường nằm Văn Minh .
Khi chúng tôi lên xe và suốt cả chuyến hành trình tôi thực sự ngạc nhiên.
Xe Văn Minh chạy và dừng ở địa điểm cuối cùng đúng giờ. Không bắt khách dọc đường. Lên xe, người phục vụ lịch sự đưa cho hành khách một túi nilon, cho giày dép vào rồi để gọn vào phía dưới giường nằm của mình. Mỗi giường nằm để sẵn cho khách một chai nước uống, một cái bánh mỳ, một tờ báo để đọc và một cái chăn mỏng để đắp khi cần.
Trên xe có máy điều hòa nhiệt độ, có ti vi, có DVD, hành khách có thể xem phim hay nghe nhạc. Người già, trẻ em được người phục vụ giúp đỡ và hướng dẫn tận tình. Cả lái xe và người phục vụ đều mặc đồng phục, thắt cà vạt rất lịch sự. Vợ chồng tôi có cảm tưởng như mình đang ở một căn phòng đủ tiện nghi trong một khách sạn di động.
Sau chuyến đi ấy, tôi có viết bài “ Văn minh thật , văn minh giả” đăng trên một tờ báo điện tử. Trong bài viết, tôi có đặt ra một câu hỏi “Liệu hãng xe Văn Minh có thực hiện được văm minh như vậy mãi không hay như một số nơi khác, khai trương thì hay mà sau đó “đầu voi , đuôi chuột?”.

Bẵng đi một thời gian, tôi lại đi xe Văn Minh về quê. Rồi gần như thường xuyên, mỗi lần về quê vợ chồng tôi, rồi bạn bè đều ra bến Nước Ngầm mua vé xe Văn Minh. Tôi cảm thấy chất lượng xe giường nằm Văm Minh ngày càng được nâng cao. Thì ra, trong muôn vàn cái văn minh giả cũng có cái văn minh thật.

Văn minh thật - anh 1

Ông chủ hãng xe Văn Minh- Nguyễn Đàm Văn

Mãi sau này, do một người quen dưới thiệu, tôi gặp ông chủ của hãng xe Văn Minh, một người trẻ tuổi tên Nguyễn Đàm Văn, sinh năm 1976 ở vùng quê nghèo Nghệ An .
Trò chuyện mới biết doanh nhân trẻ Nguyễn Đàm Văn từng sống ở Đức 5 năm. Khi trở về Việt Nam. Nguyễn Đàm Văn đã mở hãng xe giường nắm lấy tên Văm Minh. Đàm Văn tâm sự rằng , khi về Việt Nam điều mong muốn nhất là xây dựng một tuyến xe giường nằm thực sự văn minh. “Người ta cứ tưởng em mang tiền bạc kiếm được từ Đức về. Thật ra, khi thành lập công ty toàn bộ vốn đều đi vay ngân hàng. Cái mà em mang về là những kinh nghiệm quản lý, là văn hóa, nhất là văn hóa giao thông, điều mà ở Việt Nam còn rất yếu. Em muốn góp phần xây dựng văn hóa giao thông theo tiêu chuẩn các nước phát triển, theo nếp sống văn minh của người Đức, trước hết là ở quê mình, sau đó mở rộng ra nhiều nơi. Mục đích chính của em khi thành lập công ty không phải là để kiếm tiền bằng mọi cách, mà là muốn xây dựng một hãng xe văn minh thực sự, xây dựng văn hóa giao thông từ người lái xe, phục vụ đến hành khách đi xe…”.
Doanh nhân trẻ Nguyễn Đàm Văn nói rằng, hiện nay đang chuẩn bị xin phép mở một trường lái xe. Theo Nguyễn Đàm Văn lái xe là người quyết định sự an toàn trong hành trình, sự văn minh lịch thiệp, góp phần lớn vào việc hình thành văn hóa giao thông điều mà ở ta hiện nay còn yếu, hầu hết lái xe chỉ được học cách cầm vô lăng mà chưa được đào tạo toàn diện về văn hóa, về pháp luật, về đạo đức, về cách ứng xử hàng ngày…
Cuộc trò chuyện với doanh nhân Nguyễn Đàm Văn làm tôi suy nghĩ rất nhiều về lớp người trẻ tuổi sinh ra và lớn lên sau năm 1975, khi nước nhà thống nhất. Một lớp trẻ có nghĩ lực, có văn hóa, có kiến thức,có khát vọng vươn lên làm chủ bản thân, làm chủ đất nước, mong muốn đất nước mình sau khi giành được độc lập, thống nhất phải tiến tới phồn vinh, tiến tới văn minh thực sự.
Trong một chuyến đi ra thăm khu du lịch nổi tiếng Trí Nguyên (Nha Trang – Khánh Hòa), tôi gặp một thanh niên có gương mặt rắn rỏi, tự tin. Trò chuyện mới biết đó là tổng giám đốc khách sạn Viễn Đông nổi tiếng, doanh nhân trẻ Trần Đình Thành. Trần Đình Thành sinh năm 1982, tốt nghiệp đại học thương mại ở Việt Nam rồi qua Mỹ tu nghiệp. Thành có hai người anh trai hiện đang làm việc ở Mỹ. Nhưng Trần Đình Thành về Việt Nam với tâm nguyện xây dựng một hệ thống các cơ sở du lịch thực sự hiện đại và văn minh tại một vùng biển đẹp Nha Trang (Khánh Hòa ).
Văn minh thật - anh 2

Doanh nhân Trần Đình Thành

Tình cờ, một lần vào Sài Gòn, đi viếng mộ một người bạn cùng học thời phổ thông tại Bình Dương, tôi gặp kỹ sư xây dựng trẻ tuổi Nguyễn Hoa Bằng. Hoa Bằng cầm lái đưa chúng tôi lên Bình Dương. Khi chúng tôi đang thắp hương trên phần mộ của người bạn quá cố thì Hoa Bàng nhận được điện thoại từ công ty. Một vụ việc khá nghiêm trọng: không biết ai đã mang xác một người bị giết đặt vào trong công ty nơi Hoa Bằng đang làm việc .
Tôi thấy kỹ sư trẻ Nguyễn Hoa Bằng qua điện thoại bình tĩnh xử lý vụ việc rất hợp tình, hợp lý. Tôi bỗng muốn tìm hiểu về con người trẻ tuổi này.
Thì ra, Hoa Bằng sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, bố mẹ đều là giáo viên. Hoa Bằng đã phải vật lộn với những khó khăn từ ngày đi học. Sau khi tốt nghiệp đại học xây dựng, kỹ sư trẻ Nguyễn Hoa Bằng đã trải qua nhiều công việc, ở nhiều nơi, từ miền Trung (Phú Yên), đến miền Tây (Kiên Giang), rồi ra đảo Phú Quốc, trở về Sài Gòn…
Nguyễn Hoa Bằng trở thành một cán bộ chủ chốt , có tín nghiệm cao ở công ty CDM.
Làm việc hăng say, quên mình và không đòi hỏi điều gì cả, đó là tâm sự của Hoa Bằng, với mong muốn góp sức để môi trường thành phố Hồ Chí Minh luôn sạch đẹp, để tiến tới một đô thị lớn văn minh thực sự.
Từ hai bàn tay trắng, giờ Nguyễn Hoa Bằng đã có nhà xây, có xe ô tô tự lái đi làm hàng ngày.
Trong một cuộc họp, tôi ngồi cạnh một thanh niên có cái tên rất hay Lê Quang Tự Do. Tôi tò mò hỏi, thì được biết Lê Quang Tự Do là một cán bộ đoàn. “ Chú không biết cháu, nhưng chắc là biết bố cháu, bác ruột cháu” Lê Quang Tự Do bảo tôi. Thì ra Lê Quang Tự Do là con trai GS Lê Quang Vịnh và là cháu ruột nhà tư tưởng đã quá cố Trần Trọng Tân.
Sinh ra và lớn lên sau khi nước nhà thống nhất, Lê Quang Tự Do sau khi tốt nghiệp đại học trong nước cũng đã sang Mỹ tu nghiệp. Lê Quang Tự Do nói rằng, thế hệ sau năm 1975 nhiều người trẻ tuổi luôn có ý thức sâu sắc về sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh trong công cuộc đấu tranh vì độc lập, thống nhất đất nước. Và, điều mà thế hệ trẻ bây giờ đang gánh lấy trọng trách là làm sao cho đất nước mình có thể sánh vai với các cường quốc năm châu như mong muốn của Bác Hồ.
Quen biết GS Lê Quang Vịnh, người tù Côn Đảo kiên cường, người suốt cuộc đời đấu tranh cho độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc hẳn khi đặt tên con Lê Quang Tự Do là muốn gửi gắm ý nguyện của mình: sau khi độc lập, thống nhất, đất nước Viết Nam phải vươn tới sự phồn vinh, dân chủ, tự do như ý nguyện của cha anh, những người đã không tiếc máu xương của mình cho non sông trọn ven hôm nay.
Và, tôi lại nghĩ đến những con người trẻ tuổi, những doanh nhân như Nguyễn Đàm Văn, Trần Đình Thành, những trí thức như Nguyễn Hoa Bằng, Lê Quang Tự Do… Một lớp trẻ được đào tạo cơ bản, có ngoại ngữ, thành thạo vi tính, có kiến thức nhiều mặt, có văn hóa và điều cơ bản nhất là có nhiệt huyết và khát vọng vươn lên. Có được một lớp trẻ như vậy vì sao chúng ta lại không xây dựng được nếp sống văn minh thật sự ?!

Xem thêm:

Coca Cola bội thu nhờ dịch vụ in tên lên nhãn chai

Hé lộ phía sau cuộc sống ngàn đô của nghề môi giới chứng khoán

VietinBank ra mắt dịch vụ VietinBank eFAST dành cho doanh nghiệp

Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.