Vì sao không nên cưới tháng 7 âm lịch?

Tháng 7 mưa nắng thất thường, cũng là tháng Vu lan báo hiếu, tháng cô hồn nên người Việt thường khuyên không nên cưới tháng 7 âm lịch.
Vì sao không nên cưới tháng 7 âm lịch?

Chuẩn bị xong mà phải… kiêng

Không nên cưới tháng 7 âm lịch - anh Văn Trung (Bắc Giang) thở dài than vãn. Người yêu có bầu lần đầu nên hai người bối rối, tới lúc “dám” về xin cưới thì nàng đã có bầu 3 tháng, bụng lùm lùm rồi. Đầu tiên gia đình cũng không đồng ý vì không chuẩn bị kịp, nhưng khi biết “bác sĩ bảo cưới” thì lại đồng ý.

Cô dâu chú rể đang mừng vì còn “giấu được bụng”, thì oái oăm mọi việc lại vào tháng 7 âm lịch, buộc phải hoãn cưới thêm tháng nữa. Bố mẹ chồng tương lai an ủi là qua “tháng Ngâu” cưới càng đẹp và an toàn. Nhưng bụng to nhanh quá, mà hơn một tháng nữa mới có ngày đẹp thì… cũng mất mặt.

Tin các cụ khuyên không nên cưới tháng 7 âm lịch làm nàng âu sầu khóc, khiến chàng cũng rối theo bởi theo ý các cụ thì “lành” nhưng “bầu bí” mà cứ u sầu thì xót cả nàng, xót cả con.

Một số bạn trẻ khác cũng chia sẻ sự khó xử về việc cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch, thắc mắc liệu đám cưới vào tháng 7 mưa ngâu có ảnh hưởng gì không?

Vì sao không nên cưới tháng 7 âm lịch? - anh 1

Mưa bão dầm dề gây khó khăn, mệt mỏi cho việc cưới hỏi. - ảnh minh họa.

3 lý do không nên cưới tháng 7 âm lịch

Theo dân gian thì có 3 lý do không nên cưới vào tháng 7 âm lịch.

1. Tháng 7 âm lịch là tháng Ngâu, theo tích cổ vợ chồng Ngưu Lang – Chức Nữ phải xa nhau biền biệt 365 ngày mới được gặp nhau một lần vào ngày 7/7 (âm lịch). Ngày tương phùng nước mắt họ tuôn xuống trần gian thành những cơn mưa dầm rả rích. Chuyện tình bi thảm đẫm nước mắt này khiến người đời sau kiêng cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch, bởi sợ cuộc hôn nhân của đôi trẻ sẽ có thể chia lìa, xa cách, không hạnh phúc.

2. Người Á đông quan niệm tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng Vu lan báo hiếu. Theo đạo Phật, tháng 7 âm lịch “xá tội vong nhân” là thời gian Quỷ môn quan mở cửa để các linh hồn tự do trở về dương thế. Nếu người ở cõi trần tiến hành cưới hỏi, dựng nhà… sẽ làm các vong hồn chú ý, có thể “bám vào” phá phách. Vì vậy không nên cưới vào tháng 7 âm lịch để tránh xui xẻo cho tân lang, tân nương.

3. Tháng 7 là thời điểm mưa bão dầm dề cả tháng, gây khó khăn, mệt mỏi cho việc đại sự như cưới hỏi vì phải tiến hành trong nhiều ngày.

Dân gian còn kiêng mua sắm, may áo cưới vì quan niệm “chỉ có ma quỷ mới có quần áo mới và được đốt quần áo trong tháng cô hồn”.

Vì sao không nên cưới tháng 7 âm lịch? - anh 2

Ảnh minh họa.

Kiêng kị không còn như xưa

Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Tiềm năng con người), dân gian kiêng kỵ không nên cưới tháng 7 âm lịch là do quan niệm "tháng Ngâu" là tháng chia ly, mất mát, không hạnh phúc. Nhưng đó là quan niệm xưa. Người xưa chỉ cưới vào mùa xuân và mùa đông.

Việc cưới hỏi kiêng không vào tháng Giêng vì là tháng Tết, kiêng cưới vào dịp “tháng ba ngày tám” là lúc giáp hạt, đói kém, kiêng cưới mùa hè vì nóng nực. Kiêng cưới tháng chạp là năm cùng tháng tận. Việc kiêng cưới tháng 7 là “tháng cô hồn, tháng Ngâu” vì sợ chia ly, không hạnh phúc. Việc kiêng kỵ này không có cơ sở khoa học nào minh chứng.

Còn ngày nay mùa hè, tháng ba ngày tám, tháng chạp, tháng giêng, mùa hè đều có đám cưới. Tháng 7 âm lịch cũng có đám cưới.

Trên mạng các bạn trẻ cũng chia sẻ rằng, quan điểm kiêng cưới tháng 7 và tháng Giêng âm lịch ít dần. Vào hai tháng này vẫn có cặp đôi cưới nhau. Cưới vào tháng 7 âm lịch vừa giảm "đụng hàng" vừa được khuyến mãi giảm giá 40 – 50% so với chi phí cao điểm mùa cưới.

Hôn nhân là việc trọng đại của cuộc đời. Những điều trên chỉ là quan niệm, chưa được kiểm chứng khoa học. Nhiều cô dâu chú rể theo dân gian đã chờ qua tháng 7 âm lịch mới tổ chức cưới hỏi. Và nhiều đôi trẻ tự chọn được phương án nên hay không nên cưới trong tháng cô hồn.

Thực tế, ngày xấu hay ngày tốt đến do quan niệm mà ra. Với đạo Phật, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu. Cuộc sống hiện đại ngày nay đang dần đẩy lùi không ít quan niệm mà một số người cho là “cổ hủ, lạc hậu” vào quá khứ.

Với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tháng nào cũng như nhau, nếu chúng ta sống bằng tâm, đức, không lừa lọc, dối trá thì không cần thiết phải lo lắng, sợ hãi. Mọi người cần sáng suốt nhìn nhận không nên quá kỹ tính kiêng khem, sinh mê tín bởi những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng.

Xem thêm:

- Vì sao phải kiêng nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn?

- Những điều cần biết khi đi lễ chùa trong “tháng cô hồn”

Theo Báo Gia đình & Xã hội

Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.