Vì sao sự sụp đổ của Evergrande đe dọa nền kinh tế Trung Quốc?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong quá khứ, có không ít công ty phát triển lớn mạnh và lộn xộn đến mức các chính phủ lo sợ sự sụp đổ của chúng sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện. Câu chuyện này đang diễn ra tại Trung Quốc, với nhân vật chính là "ông lớn" ngành bất động sản Evergrande.
Vì sao sự sụp đổ của Evergrande đe dọa nền kinh tế Trung Quốc?

Evergrande từ lâu đã nổi tiếng là công ty phát triển bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới và đã ở trong giai đoạn "thoi thóp" suốt nhiều tháng qua. Một loạt tin xấu liên tục ập đến với công ty có trụ sở tại Thâm Quyến trong những tuần gần đây đã đẩy nhanh điều mà nhiều chuyên gia cảnh báo là không thể tránh khỏi: sụp đổ.

Hãng xếp hạng Fitch tuần trước cho biết viễn cảnh Evergrande vỡ nợ "có thể xảy ra". Trong khi hãng Moody’s cho biết Evergrande đã hết cả tiền lẫn thời gian.

Evergrande đang phải đối mặt với khoản nợ hơn 300 tỷ USD, hàng trăm tòa nhà dân cư chưa hoàn thành và các nhà thầu bị thiếu tiền đã đóng cửa các công trường xây dựng. Công ty thậm chí đã bắt đầu thanh toán các hóa đơn quá hạn bằng cách bàn giao các công trình chưa hoàn thiện.

Các nhà quan sát đang theo dõi xem liệu chính phủ Trung Quốc có thực hiện đúng cam kết "làm trong sạch" khu vực doanh nghiệp của nước này bằng cách để những “quả bom nợ” như Evergrande sụp đổ hay không.

Vì đâu nên nỗi?

Trong những ngày vinh quang cách đây một thập kỷ, ngoài lĩnh vực bất động sản, Evergrande còn sản xuất nước đóng chai, sở hữu đội bóng đá mạnh nhất Trung Quốc và thậm chí có một thời gian ngắn tham gia chăn nuôi lợn.

Công ty này còn sở hữu một nhà máy sản xuất ô tô điện, mặc dù nó đã bị trì hoãn sản xuất hàng loạt.

Hiện nay, cái tên Evergrande bị coi là mối đe dọa đối với các ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc.

Công ty được thành lập vào năm 1996 đã thúc đẩy thời kỳ bùng nổ bất động sản của Trung Quốc, góp phần vào công cuộc đô thị hóa đất nước và dẫn đến gần 3/4 tài sản của các hộ gia đình ở Trung Quốc dồn vào nhà ở.

Vì sao sự sụp đổ của Evergrande đe dọa nền kinh tế Trung Quốc? ảnh 1

Sự phát triển của Evergrande gắn liền với thời kỳ bùng nổ bất động sản tại Trung Quốc. Ảnh: NY Times

Sự phát triển lớn mạnh này đã giúp Evergrande nắm giữ vai trò trung tâm quyền lực trong một nền kinh tế dựa vào thị trường bất động sản để tăng trưởng siêu tốc.

Tỷ phú Hứa Gia Ấn - người sáng lập Evergrande, là thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, một nhóm tinh hoa quyền lực có mối quan hệ tốt với các quan chức Bắc Kinh.

Mối quan hệ của ông Hứa có lẽ đã giúp các chủ nợ tin tưởng để tiếp tục cho Evergrande vay tiền khi công ty này phát triển và mở rộng sang các lĩnh vực kinh doanh mới. Cuối cùng, Evergrande đã phải gánh nhiều khoản nợ hơn mức có thể trả hết.

Trong những năm gần đây, Evergrande đã nợ các nhà thầu và chủ nợ hàng trăm tỷ USD, khiến nhiều công trình bị "đóng băng" vĩnh viễn. Điều này dẫn đến việc công ty này đã phải đối mặt với các vụ kiện từ những người mua nhà nhưng chưa được bàn giao mặt bằng.

Nhiều chuyên gia nhận định Evergrande đã không rơi vào tình cảnh này nếu không phải đối mặt với hai vấn đề.

Thứ nhất, các cơ quan quản lý Trung Quốc đang muốn "triệt hạ" thói quen vay mượn liều lĩnh của các nhà phát triển bất động sản.

Điều này đã buộc Evergrande từ bỏ một số lĩnh vực kinh doanh của mình. Thế nhưng không phải tài sản nào cũng dễ đẩy đi. Công ty này vẫn chưa bán được mảng kinh doanh xe điện của mình, mặc dù đã có các cuộc đàm phán diễn ra. Một số chuyên gia cho rằng bên mua đang chờ đợi Evergrande chấp nhận bán tháo mới chịu mua vào.

Thứ hai, thị trường bất động sản của Trung Quốc đang chậm lại và nhu cầu sở hữu căn hộ mới ngày càng ít đi. Tuần này, Viện Tài chính và Phát triển Quốc gia, một tổ chức tư vấn nổi tiếng tại Bắc Kinh, tuyên bố sự bùng nổ thị trường bất động sản “đã đạt đến điểm bước ngoặt”, với lý do nhu cầu yếu và dữ liệu bán hàng chậm lại.

Phần lớn tiền mặt mà Evergrande có thể thu được đến từ tiền đặt cọc các căn hộ. Theo nghiên cứu của nền tảng phân tích REDD Intelligence, Evergrande có gần 800 dự án chưa hoàn thiện trên khắp Trung Quốc và khoảng 1,2 triệu người vẫn đang chờ đợi để chuyển đến nhà mới của họ.

Evergrande đã giảm giá căn hộ mới, nhưng ngay cả điều đó cũng không thu hút được thêm khách hàng. Vào tháng 8, doanh số bán nhà của công ty đã giảm hơn 1/4 so với một năm trước.

"Phao cứu hộ" từ Bắc Kinh

Nhiều nhà phân tích đang quan sát xem liệu chính quyền Bắc Kinh tiếp tục đứng nhìn Evergrande sụp đổ, hay sẽ đưa ra một chiếc "phao cứu hộ" để giải cứu công ty này.

Sự sụp đổ của Evergrande có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng, làm gia tăng sự bất bình của các nạn nhân của công ty, bao gồm người dân, nhà thầu và giới đầu tư trong nước, với số lượng lên đến hàng triệu người.

Các chuyên gia chỉ ra rằng trong quá khứ, chính phủ Trung Quốc từng giang tay cứu các doanh nghiệp lớn khác khi họ gặp khủng hoảng.

Nhiều năm qua, có không ít nhà đầu tư đã đổ tiền vào các công ty như Evergrande vì họ tin rằng cuối cùng chính phủ Trung Quốc sẽ luôn bước vào giải cứu nếu hệ thống bị đe dọa.

Vì sao sự sụp đổ của Evergrande đe dọa nền kinh tế Trung Quốc? ảnh 2

Một khu cao ốc do Evergrande xây dựng tại tỉnh Giang Tô. Ảnh: NY Times

Trong nhiều thập kỷ, niềm tin này đã đúng. Nhưng gần đây, các nhà chức trách đã không ngần ngại để cho các doanh nghiệp sụp đổ nhằm kiềm chế vấn đề nợ không bền vững của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đã triệu tập các giám đốc điều hành của Evergrande đến một cuộc họp vào tháng trước và yêu cầu họ phải thu hồi khoản nợ. Phía Bắc Kinh cũng yêu cầu các ngân hàng trong nước giảm quy mô cho vay đối với Evergrande.

Tác động của viễn cảnh sụp đổ

Một chiến dịch của ngân hàng trung ương Trung Quốc nhằm xử lý nợ bất động sản và giảm sự tiếp xúc của khu vực ngân hàng với các công ty gặp khó khăn với mục tiêu giảm thiểu tác động tiêu cực từ vụ sụp đổ của Evergrande đến hệ thống tài chính của Trung Quốc.

Nhưng trên thực tế, tâm lý hoảng sợ từ các nhà đầu tư và người mua nhà có thể ảnh hưởng tới thị trường bất động sản và làm giảm giá nhà đất, ảnh hưởng đến tài sản và lòng tin của các hộ gia đình.

Nó cũng có thể làm rung chuyển thị trường tài chính toàn cầu và khiến các công ty Trung Quốc khác khó tiếp tục tài trợ cho các doanh nghiệp của họ bằng vốn đầu tư nước ngoài. Viết trên tờ Financial Times tuần trước, nhà đầu tư George Soros cảnh báo rằng vụ vỡ nợ của Evergrande thậm chí có thể khiến nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ.

Giáo sư Chen Zhiwu từ Đại học Hong Kong cho biết viễn cảnh này có thể dẫn đến khủng hoảng tín dụng cho toàn bộ nền kinh tế, khi các tổ chức tài chính trở nên e ngại rủi ro hơn. "Thất bại của Evergrande là tin xấu cho hệ thống tài chính hoặc nền kinh tế nói chung", ông Chen chỉ ra.

Tuy nhiên không phải ai cũng có quan điểm bi quan. Bruce Pang - chuyên gia của tổ chức tài chính China Renaissance Securities, cho biết một vụ vỡ nợ có thể tạo cơ sở cho một nền kinh tế lành mạnh hơn trong tương lai.

“Nếu Evergrande sụp đổ, điều đó sẽ chứng tỏ chính quyền Bắc Kinh có xu hướng chấp nhận các vụ vỡ nợ, bất chấp những thiệt hại và gián đoạn trong ngắn hạn", ông Pang nói.

Evergrande đang nợ các nhà đầu tư nước ngoài nợ 7,4 tỷ USD tiền thanh toán trái phiếu trong năm tới. Trước tin dữ từ Trung Quốc, nhiều người đã hoảng loạn, việc mua bán nợ của công ty này đã trở nên hỗn loạn đến mức các nhà quản lý đã nhanh chóng ngừng giao dịch.

Danh sách cổ phiếu chính của công ty tại Hong Kong đã mất hơn 3/4 giá trị trong năm qua.

Các nhà đầu tư nước ngoài lo ngại rằng nếu Evergrande sụp đổ, tất cả số tiền họ đổ vào công ty sẽ tan thành mây khói.

Chính quyền Bắc Kinh đã chỉ ra rằng họ không còn sẵn sàng cứu trợ các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước. Trong bất kỳ thủ tục phá sản nào, họ sẽ không được ưu tiên nằm trong danh sách các chủ nợ được lấy bất kỳ tài sản nào của Evergrande.

Theo NY Times
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.