(Ngày Nay) - Sau khi lên ngôi, ông không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng cung nhân, phi tần uống rượu, say sưa rồi hành lạc vô độ. Khi say sưa xong, ông sẵn sàng giết luôn cả cung nhân vừa được mình ôm ấp, gần gũi.
Giải thích Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư" và các tài liệu chính sử, "quỷ vương" chỉ Lê Uy Mục của nhà Hậu Lê. được xem là một vị vua tàn bạo và hoang dâm, nổi tiếng là một bạo chúa, người đời gọi là Quỷ vương. Lê Uy Mục không chăm lo chính sự, hằng đêm đều cùng cung nhân uống rượu, khi say thì giết chết tất cả. Triều chính suy yếu, cung đình đều bị nhơ nhuốc. Ông một tay dần giết hại các đại thần, nghi kị tông thất, giết cả anh em cha chú của mình, từ quần thần đến thân thuộc đều lo sợ, càng quyết tâm phản loạn. Thậm chí từng giết chết cả tổ mẫu.
2 Tên thật của vị vua này là gì?
icon
Lê Tuấn
icon
Lê Oang
icon
Lê Hạo
Giải thích Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Lê Uy Mục (1488-1509) là vua thứ 8 của nhà Hậu Lê, có tên húy là Lê Tuấn (còn có tên húy khác là Lê Huyên). Lê Uy Mục được nối ngôi hoàng đế sau cái chết của vua Lê Túc Tông.
3 Ông là cháu nội của ai?
icon
Lê Tư Thành
icon
Lê Long Đĩnh
icon
Lê Chiêu Thống
Giải thích Theo sách "Sử Việt những bất ngờ lý thú", Lê Uy Mục là cháu nội của minh quân Lê Thánh Tông (tức Lê Tư Thành). Khác với ông mình, Lê Tuấn là hôn quân khét tiếng tàn ác và hung bạo.
4 Vừa lên ngôi, ông đã sai thuộc hạ bí mật hại người có ý nhục mạ mẹ mình. Đó là ai?
icon
Bà nội của vua Lê Uy Mục
icon
Mẹ của vua Lê Túc Tông
icon
Cả 2 người trên
Giải thích Lê Uy Mục là con của vua Lê Hiến Tông và bà Nguyễn thị. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, mẹ của Lê Uy Mục là người họ Nguyễn, quê ở xã Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn (Bắc Ninh ngày nay). Thuở bé, bà mồ côi và nghèo đói, phải tự bán mình cho một gia đình ở phủ Phụng Thiên (Hà Nội ngày nay). Sau, vì gia đình ấy phạm tội, bà cũng bị đẩy vào làm nô tì trong cung, nhân đó được vào hầu Hoàng thái hậu (tức mẹ vua Hiến Tông). Lúc Hiến Tông còn làm thái tử, vào chầu Hoàng thái hậu, trông thấy bà thì lấy làm ưa mới đưa về làm thiếp. Việc Lê Uy Mục lên ngôi khiến bà thái hoàng thái hậu (tức mẹ vua Lê Hiến Tông, bà nội của Uy Mục) không bằng lòng vì cho rằng mẹ Uy Mục là người thấp hèn thì sinh và nuôi dạy con làm sao tử tế được. Chuyện này đến tai Lê Uy Mục, cho nên vua lấy đó là mối thâm thù. Ngày 22/3/1505, nhà vua sai người bí mật giết thái hoàng thái hậu, rồi hạ lệnh nghỉ thiết triều 7 ngày, dâng thụy hiệu cho bà tỏ lòng kính trọng. Về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư và một số sách sử khác cũng ghi tương tự.
5 Cùng năm đó, ông tiếp tục một cuộc thanh trừng. Quan nào nhà Hậu Lê là nạn nhân?
icon
Thượng thư bộ Lễ Đàm Văn Lễ
icon
Đô ngự sử Nguyễn Quang Bật
icon
Cả hai người trên
Giải thích Đại Việt sử ký toàn thư viết ngày 5/6/1505, vua "biếm bọn Lễ bộ thượng thư Đàm Văn Lễ, Ngự sử đài đô Nguyễn Quang Bật vào Quảng Nam, rồi giết đi". Nguyên là trước đây, khi Lê Hiến Tông nằm giường bệnh, bà Nguyễn thị, mẹ đẻ của vua là tỳ thiếp được Hiến Tông yêu, sinh ra vua nhưng mất sớm. Mẹ thứ là Kính phi không có con trai, nuôi Uy Mục làm con mình, có ý lập làm vua nhưng sợ các đại thần không theo bèn đem vàng đút lót. Văn Lễ một mực không nhận. Đến khi Hiến Tông ốm nặng, Văn Lễ và Quang Bật nhận di chiếu phụ tá hoàng thái tử là Túc Tông nối ngôi, điều này khiến Uy Mục căm giận lắm. Sau khi lên ngôi, Lê Uy Mục liền dùng mưu của Khương Chủng, Khương Nhữ Vi mà cho hai người làm Thừa tuyên sứ Quảng Nam. Khi họ đến sông lớn huyện Chân Phúc, ông sai người đuổi theo bắt phải tự tử. Hai người khi sắp gieo mình xuống nước, ngâm thơ quốc ngữ rồi mới mất. Sau ai cũng biết là hai người chết không đáng tội, can vua, vua liền đổ tội cho Nhữ Vi rồi giết luôn người này.
6 Thầy giáo đã viết hịch kêu gọi quần thần lật đổ Lê Uy Mục?
icon
Nguyễn Bỉnh Khiêm
icon
Thân Nhân Trung
icon
Lương Đắc Bằng
Giải thích Theo sách "Những người thầy trong sử Việt", sự tàn ác của Lê Uy Mục khiến phần đông trung thần nhà Hậu Lê đều căm phẫn. Họ hợp sức cùng nổi dậy, lật đổ ông vua bạo chúa. Thầy giáo, tiến sĩ Lương Đắc Bằng chính là người đã viết hịch kêu gọi trung thần lật đổ Lê Uy Mục.
7 Vua Lê Uy Mục bị ai lật đổ?
icon
Lê Kiện
icon
Lê Oanh
icon
Lê Chất
Giải thích Nhân lòng căm phẫn của quan quân, Nguyễn Văn Lang, một đại thần bị thất sủng đã dấy binh chống lại Lê Uy Mục. Một số quan quân trong triều theo Nguyễn Văn Lang, số ở lại sẵn sàng làm nội ứng. Giản Tu Công Lê Oanh, em con chú của Lê Uy Mục bị vua giam trong ngục biết quan quân nổi dậy nên đã tìm cách hối lộ cho lính canh rồi chạy thoát. Theo Khâm định Việt sử thông giám cương mục, ông được Nguyễn Văn Lang tôn làm minh chủ. Tháng 11/1509, Lê Oanh khởi binh tiến quân thủy bộ từ thành Tây Đô. Mặc dù mất nhiều tướng, quân khi mới vào trận chiến nhưng Lê Oanh tiếp tục tiến quân vào sát kinh thành. Vua Lê Uy Mục vì cần thêm quân để chống giữ mới đem vàng bạc, tiền của ban cho tội nhân bị giam để sai đi đánh Lê Oanh. Nhưng khi nhận được tiền, ai nấy đều không đánh mà bỏ về nhà. Vua thấy vậy mới sợ hãi, vội sai người đi gọi quân các xứ Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và An Bang. Mỗi xứ lấy 5.000 lính về bảo vệ cung thành nhưng chúng chưa về đến nơi thì quân của Lê Oanh đã áp sát kinh thành khiến nhiều tên sợ hãi bỏ chạy. "Bấy giờ, Lê Quảng Độ (tướng trấn thủ trong thành) cùng với Oanh, người trong thành, kẻ ngoại thành, ứng tiếp cho nhau, bắn pháo làm hiệu cho nhau biết", Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết. Thấy tình thế bất lợi, vua Lê Uy Mục bỏ chạy đến phường Nhật Chiêu thì bị vệ sĩ đuổi bắt được, đem giao nộp cho Lê Oanh. Như vậy, Lê Oanh là người đã lật đổ vua Quỷ Lê Uy Mục, sau đó lên ngôi vua, hiệu là Lê Tương Dực.
8 Cuối đời, vua Lê Uy Mục đã chết như thế nào?
icon
Chết trong cô đơn nơi ngục tù
icon
Chết không toàn thây
icon
Chết trong đau đớn của bệnh tật
Giải thích Cuối cùng, Uy Mục uống thuốc độc tự sát, xác bị giã nát, nhét vào súng bắn thành tro bụi.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.