1 Vị vua nào là người trị vì lâu nhất lịch sử Việt Nam?
icon
Lý Cao Tông
icon
Lý Nhân Tông
icon
Lý Thái Tông
Giải thích Vua Lý Nhân Tông chính là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử Việt Nam.
2 Ông lên ngôi từ khi bao nhiêu tuổi?
icon
6 tuổi
icon
16 tuổi
icon
26 tuổi
Giải thích Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Lý Nhân Tông lên ngôi năm 1072, khi mới 6 tuổi.
3 Ông trị vì đất nước trong bao nhiêu năm?
icon
46 năm
icon
56 năm
icon
66 năm
Giải thích Vua Lý Nhân Tông trị vì Đại Việt từ năm 1072 đến năm 1128, tổng cộng 56 năm.
4 Vua Lý Nhân Tông tên thật là gì?
icon
Lý Càn Đức
icon
Lý Nhật Tôn
icon
Lý Phật Mã
Giải thích Vua Lý Nhân Tông tên thật là Lý Càn Đức, là con trưởng của vua Lý Thánh Tông và Linh Nhân Thái hậu (tức bà Ỷ Lan). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua sinh ngày 25 tháng Giêng năm Bính Ngọ 1066 và mất năm 1128.
5 Ông là vị vua thứ mấy của triều đình nhà Lý?
icon
Thứ hai
icon
Thứ ba
icon
Thứ tư
Giải thích Lý Nhân Tông là vị hoàng đế thứ tư của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.
6 Vua Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử Việt Nam vào năm bao nhiêu?
icon
Năm 1073
icon
Năm 1074
icon
Năm 1075
Giải thích Vua Lý Nhân Tông mở khoa thi đầu tiên trong lịch sử Việt Nam (năm 1075) nhằm chọn nhân tài cho đất nước.
7 Năm 1076, ông cho mở...?
icon
Quốc Tử Giám
icon
Quốc Học Huế
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Năm 1076, ông cho mở Quốc Tử Giám ở phía sau Văn Miếu, tuyển chọn con em hoàng tộc và quan lại triều đình cho vào học. Quốc Tử Giám trở thành trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
8 Dưới thời vua Lý Nhân Tông, quân dân Đại Việt đã đánh đuổi những giặc ngoại xâm nào?
icon
Tống, Nguyên
icon
Tống, Chiêm
icon
Nguyên, Chiêm
Giải thích Dưới danh nghĩa trị vì của Lý Nhân Tông, quân dân Đại Việt với tài cầm quân của danh tướng Lý Thường Kiệt đã đánh Tống dẹp Chiêm. Năm 1075-1077, Lý Thường Kiệt cùng quân dân khởi nghĩa lập nên những chiến công bất hủ trước quân Tống, đập nát căn cứ của giặc ở phía Nam nước Tống, chặn đứng giặc ở chiến tuyến Như Nguyệt, chấm dứt vĩnh viễn mộng xâm lược Đại Việt của nhà Tống. Ở biên giới phía Nam, năm 1104, vua Chiêm Thành là Chế Ma Na đưa quân định chiếm lại ba châu trước đây Chế Củ dâng chuộc tội, Lý Nhân Tông đã cử Lý Thường Kiệt đưa quân đánh, bấy giờ quân Chiêm mới chịu thần phục như cũ. Nước Chân Lạp thấy Đại Việt hùng mạnh nên thường xuyên cử sứ bộ sang tiến cống.
9 Năm 1089, vua Lý Nhân Tông định rõ quan chế chia thành bao nhiêu bậc?
icon
7 bậc
icon
8 bậc
icon
9 bậc
Giải thích Để tổ chức lại bộ máy cai trị, năm Kỷ Tỵ (1089), nhà vua định rõ quan chế chia văn võ ra làm 9 bậc. Ở hàng đại thần bên văn, văn chánh trật có Thái sư, Thái phó, Thái bảo; phó trật có Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo; tiếp theo là Thượng thư; Tả Hữu tham tri; Tả hữu gián nghị đại phu; Thị lang… Bên võ ở hàng đại thần có Thái úy, Thiếu úy, tiếp theo là Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản, Khu mật sứ, Thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Tướng quân… Ở các lộ, phủ, châu, huyện có Trấn lộ quan, Tri phủ, Phán phủ, Tri châu… Quan chế đời Lý Nhân Tông nhiều triều đại về sau vẫn áp dụng.
10 Lý Nhân Tông là vị vua nhà Lý đầu tiên cho đắp đê phòng lụt và ra luật trừng trị những người giết trâu hay trộm trâu?
icon
Đúng
icon
Sai
Giải thích Giống như những vị vua trước của nhà Lý, Lý Nhân Tông đặc biệt quan tâm đến phát triển nông nghiệp. Sách Việt sử lược ghi: “Năm Quý Mùi, niên hiệu Long Phù Nguyên Hòa năm thứ ba (1103), mùa xuân, tháng giêng, vua xuống chiếu cho trong ngoài kinh thành đắp để ngăn nước”. Năm 1108, vua Lý Nhân Tông cho đắp đê Cơ Xá (đoạn đê sông Hồng ở phường Cơ Xá, nay ở khoảng cầu Long Biên, chạy dọc theo ven sông Hồng từ Yên Phụ đến Lương Yên, Hà Nội). Bên cạnh việc cho đắp đê phòng lụt, Lý Nhân Tông còn ra luật để bảo vệ sức kéo. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm Đinh Dậu (1077), nhà Lý đã “định rõ lệnh cấm giết trộm trâu”. Vào mùa hạ, tháng tư, năm Quý Mão (1123), nhà vua lại xuống chiếu quy định về việc cấm giết trâu. Lời chiếu nêu rõ: “Trâu là vật quan trọng cho việc cày cấy, làm lợi cho người không ít. Từ nay về sau ba nhà làm bảo, không được giết trâu ăn thịt, ai làm trái thì bị trị tội theo hình luật”. Tuy nhiên, vua Lý Nhân Tông không phải là người đầu tiên của nhà Lý quan tâm đến việc bảo vệ sức kéo để phục vụ nông nghiệp. Trước đó, nhà Lý đã coi con trâu là đầu cơ nghiệp, người nào phạm tội giết trâu hay trộm trâu sẽ bị luật pháp trừng trị rất nặng. Năm Nhâm Ngọ (1042), mùa thu, tháng 7, vua Lý Thái Tông xuống chiếu “Kẻ nào trộm trâu của công thì xử 100 trượng, 1 con phạt thành 2 con”.
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.