Việt Nam đóng góp tích cực vào phong trào UNESCO qua Hội nghị WFUCA lần thứ 43

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43. Ảnh: MIA
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43. Ảnh: MIA

Tháng 10/2023, Đại hội Thế giới lần thứ 10 của Liên hiệp các Câu lạc bộ, Trung tâm và Hội UNESCO Thế giới (WFUCA) đã diễn ra thành công tại Seoul, Hàn Quốc với những ưu tiên hàng đầu là thúc đẩy hòa bình và phát triển bền vững. Sau gần một năm, ngày 5/8/2024, Ban Chấp hành WFUCA hội tụ về Việt Nam trong Hội nghị Ban Chấp hành WFUCA lần thứ 43, quyết tâm thực hiện thành công những mục tiêu đã đặt ra.

Liên hiệp các Câu lạc bộ, Trung tâm và Hội UNESCO Thế giới (WFUCA) ra đời năm 1981, nhằm thực hiện chức năng điều phối Phong trào UNESCO phi chính phủ trên toàn thế giới. Được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) hậu thuẫn để phát triển phong trào UNESCO phi Chính phủ, WFUCA luôn nỗ lực thúc đẩy giáo dục, đa dạng văn hóa, bình đẳng giới, nỗ lực phát triển khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, thiên nhiên... trên khắp thế giới.

Từ nền tảng vững chắc đó, Hội nghị Ban Chấp hành WFUCA lần thứ 43 tại Việt Nam tạo thêm một dấu ấn mới, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào UNESCO phi chính phủ trên toàn thế giới. Hội nghị lần này do Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hạ Long, Việt Nam. Đây là dịp để các thành viên nhìn lại những thành tựu đã đạt được và cùng nhau triển khai các chương trình, hoạt động lớn hơn, lan tỏa hơn trên các lĩnh vực mà UNESCO hướng đến.

Hội nghị có sự tham gia của 14 nước thành viên Ban Chấp hành WFUCA, đại diện cho các nước thành viên của Ban Chấp hành WFUCA (gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng thư ký, những lãnh đạo chủ chốt của phong trào UNESCO khu vực và Hiệp hội UNESCO các quốc gia), đại diện tổ chức UNESCO.

Với bề dày lịch sử, Quảng Ninh sở hữu kho tàng di sản văn hóa độc đáo, đa dạng với gần 1.000 di sản văn hóa, một trong những di sản, di tích tiêu biểu phải kể đến, đó là Di sản Thiên nhiên Thế giới, Di tích Quốc gia đặc biệt vịnh Hạ Long. Diễn ra trong lòng di sản thiên nhiên Hạ Long, hội nghị kỳ vọng mang đến ấn tượng đặc biệt cho gần 100 đại biểu tham dự. Trong thời gian từ ngày 5/8 đến ngày 7/8/2024, ngoài cuộc họp Ban Chấp hành bàn về các vấn đề quan trọng như: Tổng kết hoạt động WFUCA giai đoạn 2023-2024, Báo cáo tình hình triển khai Nghị quyết Đại hội 10 của WFUCA, Báo cáo quốc gia của các nước thành viên, Phương hướng, kế hoạch hoạt động của WFUCA năm 2025..., các đại biểu có cơ hội hòa mình với thiên nhiên, thưởng ngoạn vẻ đẹp kỳ thú của Vịnh Hạ Long. Đây cũng là cơ hội hiếm có để các nước bạn khám phá, hiểu hơn về đất nước và con người Việt Nam.

Việt Nam đóng góp tích cực vào phong trào UNESCO qua Hội nghị WFUCA lần thứ 43 ảnh 1

30 năm Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Theo nhiều chuyên gia, Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới lần thứ 43 mở ra những thành công mới trong phong trào UNESCO phi chính phủ sau khi Đại hội Thế giới lần thứ 10 của Liên hiệp các Hội UNESCO.

Nhân dịp đăng cai tổ chức Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO Thế giới lần thứ 43 tại Việt Nam, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam tổ chức Hội nghị quốc tế "Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO với Công nghiệp Văn hóa", xác định đây là một đóng góp với UNESCO, với cộng đồng, đồng thời là trách nhiệm đối với đất nước và quốc tế. Công nghiệp văn hóa đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các xã hội và quốc gia hiện đại. Tại Việt Nam, công nghiệp văn hóa đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong số những trụ cột kinh tế quan trọng của cả nước. Hội nghị quốc tế "Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO với Công nghiệp Văn hóa" được tổ chức nhằm tăng cường sự tham gia đóng góp của mạng lưới phong trào UNESCO trong việc định hình tương lai của ngành công nghiệp văn hóa, tái khẳng định vai trò và nỗ lực bền bỉ của phong trào UNESCO sau hàng thập kỷ miệt mài thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, thông qua đó góp phần đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại.

Hội nghị cũng tạo cơ hội cho đại diện mạng lưới phong trào UNESCO, các nhà lãnh đạo, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và cá nhân trong nước cũng như trên thế giới kết nối, gặp gỡ, trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp văn hóa. Trong khuôn khổ Hội nghị, các chủ đề quan trọng như Vai trò của ngành công nghiệp văn hóa trong thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững tại Việt Nam; Cách thức để tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa... sẽ được các bên tham gia thảo luận một cách sâu sắc, cởi mở. Sự kiện này giúp đưa văn hóa Việt Nam ra thế giới, tạo cơ hội để các nước bạn hiểu rõ hơn về đất nước và con người Việt Nam.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.