Việt Nam dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong – Sông Hằng lần thứ 12

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Chiều 16/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong – Sông Hằng (MGC) lần thứ 12 đã được tổ chức dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham dự của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu Đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị.

Các đại biểu đánh giá hợp tác MGC sau hơn 20 năm hình thành và phát triển đã góp phần tăng cường tình hữu nghị, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên, đóng góp xây dựng cộng đồng ASEAN và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc.

Các nước Mekong đánh giá cao Ấn Độ đã hỗ trợ tài chính triển khai 105 dự án giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa, cấp nước sạch và xây nhà văn hóa tại nông thôn theo Chương trình dự án tác động nhanh (QIPs), trong đó có 46 dự án đã và đang triển khai tại Việt Nam.

Các Bộ trưởng chia sẻ nhận định khu vực đang đối mặt với nhiều thách thức giai đoạn hậu COVID-19, song cũng có nhiều cơ hội các nước MGC cần nắm bắt. Thảo luận về định hướng hợp tác MGC trong giai đoạn tiếp theo, các Bộ trưởng nhất trí tập trung tạo thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, tăng cường kết nối, giáo dục, quản lý bền vững nguồn nước xuyên biên giới, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, y tế, văn hóa và du lịch.

Hội nghị đánh giá cao và nhất trí thông qua sáng kiến của Ấn Độ về thiết lập Cơ chế điều phối hợp tác theo lĩnh vực MGC và thành lập Hội đồng kinh doanh MGC nhằm khuyến khích sự tham gia đóng góp của doanh nghiệp, đưa hợp tác MGC đi vào thực chất, mang lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Theo đó, các Bộ trưởng nhất trí kéo dài Kế hoạch hành động MGC giai đoạn 2019 - 2022 đến hết năm 2024.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác MGC.

Bộ trưởng nhấn mạnh trong bối cảnh thế giới chuyển biến nhanh, MGC cần ưu tiên và có thể giúp các nước thành viên nâng cao sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất ba nhóm biện pháp chính. Thứ nhất, thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các nước Mekong và Ấn Độ nhằm phục hồi và tăng trưởng bền vững; tìm các biện pháp mới nhằm thuận lợi hóa thương mại xuyên biên giới, thúc đẩy các cơ hội đầu tư, hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, đẩy mạnh kết nối giao thông, hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Thứ hai, bảo đảm tương lai xanh và bền vững cho các thế hệ tương lai thông qua hợp tác ứng phó với các thách thức về an ninh lương thực – nước – năng lượng, chuyển giao công nghệ và đầu tư vào năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, huy động các nguồn lực hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng.

Thứ ba, thúc đẩy giao lưu nhân dân góp phần tăng cường tình hữu nghị và quan hệ đối tác giữa các thành viên MGC.

Bộ trưởng đề xuất thúc đẩy hợp tác giáo dục, dạy nghề góp phần đáp ứng nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng hợp tác du lịch góp phần phục hồi kinh tế, nhất là du lịch ẩm thực, du lịch đám cưới và đề nghị Ấn Độ tiếp tục hỗ trợ các nước Mekong bảo tồn các di sản văn hóa UNESCO.

Bộ trưởng cũng đề xuất hoạt động chung của MGC để kỷ niệm 25 năm thành lập MGC vào năm 2025.

Phát biểu của Bộ trưởng được các nước thành viên đánh giá cao, tiếp thu và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị.

Hội nghị kết thúc tốt đẹp với việc thông qua Tuyên bố chung cùng hai phụ lục về điều phối hợp tác MGC theo lĩnh vực và thành lập Hội đồng Kinh doanh MGC.

Các Bộ trưởng nhất trí tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác MGC lần thứ 13 vào năm 2024.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.