Vietracimex xin chặt rừng xây nhà máy điện gió!

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vietracimex đề xuất xin chặt 28,52ha rừng tự nhiên ở Bình Thuận để xây nhà máy điện gió. Trong khi, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã có công văn gửi Bộ Công thương cho biết hiện điện gió đã dư thừa.
Vietracimex xin chặt rừng xây nhà máy điện gió!

Bác đề đề xuất dự án Hòa Thắng 1.2

Theo EVN, trong thời gian tới, theo yêu cầu cắt điện đường dây 500KV Nho Quan - Hà Tĩnh, để đấu nối nhà máy điện Nghi Sơn 2 và tiếp tục cắt điện đường dây 500kV, 220kV nằm trong tổng thể cắt điện đấu nối mạch 3 đường dây 500kV, sẽ tiếp tục phải thực hiện tiết giảm các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió.

Vào quý 2/2020, Công ty cổ phần Năng lượng Hòa Thắng – Thành viên của Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đã có chru trương về việc xin chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tự nhiên và rừng phòng hộ tại tỉnh Bình Thuận để xây dựng nhà máy nhà máy điện gió.

Theo nội dung đề xuất của Công ty Hòa Thắng, dự án có tên là Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 tại tỉnh Bình Thuần có công xuất 100MW, được xây dựng trên trên diện tích 45,41ha. Trong tờ trình số 4141, UBND tỉnh Bình Thuận xác định dự án thực hiện trên quy mô 45,41 ha. Tuy nhiên, tờ trình về dự án của tỉnh chỉ nêu thông tin về 28,52 ha rừng tự nhiên, diện tích còn lại chưa có thông tin cụ thể, chưa thống nhất với diện tích nêu trong báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng rừng nằm trong dự án.

Căn cứ theo nội dung đề xuất và tờ trình thì một phần rất lớn rừng tự nhiên và rừng phòng hộ sẽ bị đốn hạ để phục vụ cho việc xây dựng nhà máy. Trong khi đó, vào thời điểm năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã bác đề xuất của nhiều dự án nhà máy điện xin chặt rừng tương tự, trong đó có dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì, đề xuất cũng như đề án lập dự án xây dựng các nhà máy điện xảy ra hàng loạt các vấn đề trong quá trình xây dựng kế hoạch và ảnh hưởng tới việc phân bổ rừng nên đã bác đề xuất.

Phía Bộ cũng khẳng định, tên gọi “Dự án nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV” ghi trong tờ trình cũng không thống nhất với tên gọi “Dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2” tại các văn bản khác.

Vietracimex xin chặt rừng xây nhà máy điện gió! ảnh 1

Ảnh chụp vệ tinh cho thấy, dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng sẽ lấn vào diện tích đất rừng một phần rất lớn

Ai đứng sau đề xuất xin chặt rừng xây nhà máy điện gió?

Theo hồ sơ đăng ký kinh doanh thì, Công ty Năng Lượng Hoà Thắng được thành lập vào tháng 2/2018, với vốn điều lệ ban đầu 850 tỷ đồng, trong đó Tổng CTCP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) góp 816 tỷ đồng, tương đương 96% vốn. Phần còn lại được sở hữu bởi hai pháp nhân khác cũng là thành viên của Vietracimex gồm CTCP Nhật Thăng VNT 6 và CTCP Điện Vietracimex Lào Cai.

Đến cuối năm 2020, Hòa Thắng đã tăng vốn điều lệ lên 1.034 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Dương Văn Liêm, sinh năm 1990.

Vietracimex tiền thân là Nhà máy Vật liệu Hà Nội, được thành lập từ năm 1961 thuộc Cục Cung cấp Vật tư, Bộ Giao thông Vận tải.

Công ty này dần mở rộng quy mô sau nhiều lần sáp nhập với một số doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Tới năm 2014, Vietracimex chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với quy mô vốn điều lệ đăng ký hơn 5.510 tỷ đồng. Đến tháng 8/2018, sau khi SCIC thoái vốn, cơ cấu cổ đông của Vietracimex bao gồm: ông Võ Nhật Thăng (nắm giữ 99,988% VĐL), ông Vũ Đức Toàn (nắm giữ 0,011% VĐL) và bà Vũ Thị Mai Loan (nắm giữ 0,001% VĐL).

Khoảng giữa năm 2020, Vietracimex có vốn điều lệ hơn 8.510 tỉ đồng. Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Võ Nhật Thăng (SN 1959).

Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Vietracimex đến cuối năm 2019 có tổng tài sản hơn 19.200 tỷ đồng, sở hữu 15 công ty thành viên, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là Bất động sản, Sản xuất công nghiệp, Năng lượng và Thương mại dịch vụ.

Trong đó, 3 công ty con mang tên ông Thăng gồm: Công ty Cổ phần Nhật Thăng VNT6, Công ty Cổ phần Nhật Thăng VNT7, Công ty Cổ phần Nhật Thăng VNT10. Ngoài ra, hệ sinh thái Vietracimex còn một loạt công ty khác như Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng điện Long Hội (chủ đầu tư dự án thủy điện Đạ Dâng, tỉnh Lâm Đồng); Công ty Cổ phần Bột giấy VNT19 (sở hữu nhà máy bột giấy VNT19 tại Quảng Ngãi); Công ty Cổ phần Trung Đức; Công ty Cổ phần Vietracimex Hà Giang (chủ đầu tư dự án Thủy điện Bắc Mê)...

Trong lĩnh vực năng lượng, Vietracimex gây ấn tượng với hàng loạt các dự án có quy mô lớn. Tháng 11/2020, Vietracimex và China Energy Gezhouba Group (CGGC) đã thực hiện lễ ký kết hợp đồng EPC nhằm thực hiện triển khai dự án Nhà máy điện gió Cà Mau 1A, 1B, 1C, 1D.

Được biết, Công ty này còn là chủ đầu tư của một loạt dự án năng lượng tái tạo khác như: Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1A (công suất 150 MW, tổng mức đầu tư 4.198 tỉ đồng); Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B (công suất 100 MW, tổng mức đầu tư 2.832 tỉ đồng). Cả 2 dự án này đều chính thức hòa lưới điện quốc gia vào tháng 6/2019.

Trong lĩnh vực thủy điện, Vietracimex cũng rất nổi tiếng với các dự án như: Nhà máy Thủy điện Tà Thàng tại Lào Cai, Nhà máy Thủy điện Bắc Mê tại Hà Giang là tay chơi lớn với mảng thủy điện. Đặc biệt, hai dự án quy mô lớn tại Kỳ Sơn, Nghệ An là thủy điện Nậm Mô 1 với công suất 90 MW, tổng vốn đầu tư 4.128 tỷ đồng và Mỹ Lý 1 với công suất 180 MW, tổng vốn đầu tư 7.824 tỷ đồng.

Cùng với đó, Vietracimex từng gây chú ý khi mà Chủ đầu tư của Dự án Nhà máy Thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo tại Lâm Đồng. Dự án này từng khiến dư luận vô cùng quan khi xảy ra vụ sập hầm khiến 12 công nhân mắc kẹt vào năm 2014.

Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực – Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Dương rộn ràng tuần lễ văn hóa - ẩm thực – du lịch 2024
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, tại Công viên Thủ Dầu Một (Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một), Tuần lễ Văn hóa - Ẩm thực - Du lịch Bình Dương đã chính thức khai mạc, mở ra không gian hội tụ văn hóa và ẩm thực đặc sắc, thu hút hàng trăm công nhân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Quang cảnh buổi hội thảo.
Đẩy mạnh công tác thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới
(Ngày Nay) - Ngày 19/12, Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới” đã được tổ chức tại Hà Nội. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024).
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.