Viettel đạt chứng nhận quốc gia cho thiết bị 5G

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 20/06, Cục Viễn Thông - Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Lễ trao Chứng nhận hợp quy thiết bị trạm gốc 5G 8T8R và 32T32R cho Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ Cao Viettel (Viettel High Tech).
Viettel High Tech, đại diện của Tập đoàn Viettel, đã đạt chứng nhận hợp quy thiết bị trạm gốc 5G 8T8R và 32T32R. Ảnh: TL.
Viettel High Tech, đại diện của Tập đoàn Viettel, đã đạt chứng nhận hợp quy thiết bị trạm gốc 5G 8T8R và 32T32R. Ảnh: TL.

Viettel High Tech là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng nhận đối với các Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Thiết bị trạm gốc thông tin di động 5G: QCVN 128:2021/BTTTT cho thiết bị trạm gốc gNodeB 32T32R và gNodeB 8T8R. Đây là dấu mốc rất quan trọng khẳng định thiết bị của Viettel đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy chuẩn quốc gia của Việt Nam, đảm bảo rằng sản phẩm 5G “Made in Vietnam” được sản xuất phù hợp với các yêu cầu về an toàn, chất lượng và hiệu suất.

Viettel hiện có khả năng cung cấp đầy đủ bộ giải pháp cho mạng 5G từ mạng lõi, mạng truyền dẫn và mạng truy nhập vô tuyến là trạm gốc 5G. Trạm gốc 5G có vị trí quan trọng trong cấu trúc hạ tầng mạng viễn thông, được Viettel High Tech làm chủ toàn bộ phần cứng và phần mềm, toàn trình từ nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất. Đến nay, Viettel High Tech đã triển khai hơn 300 trạm gNodeB 8T8R và triển khai 10 trạm gNodeB 32T32R tại 04 tỉnh: Hà Nam, Hà Nội, Đà Nẵng, Ninh Thuận. Các trạm hoạt động ổn định, đảm bảo thông suốt mạng lưới.

Trong hơn một năm qua, Viettel High Tech phối hợp với Cục Viễn thông đánh giá đầy đủ 16 chỉ tiêu vô tuyến theo quy chuẩn. Các chỉ tiêu có trong các Quy chuẩn kỹ thuật trên tương đương với chuẩn quốc tế của ITU (Liên minh Viễn thông Quốc tế), Nhóm hiệp hội viễn thông 3GPP (Dự án đối tác thế hệ thứ 3). Ngoài ra, Viettel High Tech liên tục điều chỉnh, nâng cấp thiết bị, cập nhật khả năng triển khai trên hệ thống mạng lưới thực. Đây là lý do để Viettel High Tech làm chủ công nghệ lõi mới nhất và tăng tính tuỳ biến khi làm việc với các đối tác quốc tế.

Tại sự kiện, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá: “Việc Viettel tự sản xuất thành công trạm gốc 5G không chỉ thể hiện sự tiên phong và năng lực vượt trội của Tập đoàn mà còn minh chứng cho khả năng tự chủ về công nghệ của đất nước.Thành quả này là kết tinh của những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển. Trong bối cảnh thế giới đang tiến bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với nền tảng là công nghệ 5G, việc sở hữu và làm chủ công nghệ này sẽ giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, và đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các ngành công nghiệp mới như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), và dữ liệu lớn (Big Data)”.

“Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển công nghệ viễn thông của quốc gia, khẳng định sự trưởng thành và khả năng sáng tạo của ngành viễn thông, đồng thời thúc đẩy quá trình thương mại hóa 5G tại Việt Nam”, ông Nguyễn Thành Phúc khẳng định.

Ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng Giám đốc Viettel High Tech chia sẻ: "Đội ngũ kỹ sư Viettel sống với sản phẩm, chịu trách nhiệm với sản phẩm và sát cánh cùng khách hàng hàng ngày, nên sản phẩm Viettel cải tiến rất nhanh. Đặc biệt, khi mạng lưới gặp sự cố hay các lỗi, Viettel xử lý và khắc phục trong khoảng thời gian ngắn. Đó là lợi thế của người vừa làm chủ, vừa đưa vào sản xuất kinh doanh trong một hệ thống khép kín”. Đại diện Viettel cam kết cùng các đơn vị của Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thực tế trong nước, cũng như đưa các sản phẩm Made in Vietnam vươn tầm quốc tế.

Hiện tại, Viettel đã có thể sánh vai trong số ít các nhà phát triển toàn cầu từng bước trở thành doanh nghiệp quan trọng trong lĩnh vực cung cấp thiết bị 5G. Năm 2023, Viettel đã triển khai thành công trên mạng lưới khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G sử dụng chipset ASIC của Qualcomm theo tiêu chuẩn Open RAN đầu tiên trên thế giới. Đây là bước đột phá lớn không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn với thế giới bởi thời gian nghiên cứu đến triển khai thành công chỉ trong 8 tháng. Từ đó, mở ra cơ hội thay đổi ngành công nghiệp sản xuất thiết bị hạ tầng mạng viễn thông. Thiết bị 5G của Viettel có khả năng tích hợp chéo với các phần tử mạng của các nhà cung cấp khác nhau và mở ra cơ hội tiết kiệm tới 20% năng lượng tiêu thụ trên mỗi cell của trạm phát sóng.

Cùng năm 2023, Viettel cũng đã xuất khẩu thành công hệ thống Private 5G tại Ấn Độ. Tháng 6/2024, Viettel tiếp tục có hợp đồng 5G thương mại thứ 2 với UTL Group tại thị trường tỷ dân. Hợp đồng này khẳng định sức cạnh tranh của sản phẩm Viettel, đồng thời mở ra kênh tiếp cận với các nhóm khách hàng mới, khách hàng Chính phủ tại nhiều quốc gia.

Cùng năm 2023, Viettel cũng đã xuất khẩu thành công hệ thống Private 5G tại Ấn Độ. Tháng 6/2024, Viettel tiếp tục có hợp đồng 5G thương mại thứ 2 với UTL Group tại thị trường tỷ dân. Hợp đồng này khẳng định sức cạnh tranh của sản phẩm Viettel, đồng thời mở ra kênh tiếp cận với các nhóm khách hàng mới, khách hàng Chính phủ tại nhiều quốc gia.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?