Viettel và Qualcomm công bố sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng công ty Công nghiệp công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech) cùng Qualcomm đã hoàn thành giai đoạn nghiên cứu, tối ưu chip ASIC hỗ trợ chuẩn mở Open RAN cho thiết bị vô tuyến 5G đầu tiên trên thế giới. Và khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G của Viettel cũng là sản phẩm đầu tiên trên thế giới sử dụng dòng chip này. 
Viettel và Qualcomm công bố sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G

Ngày 28/2/2023, tại Hội nghị di động thế giới (MWC 2023), Tây Ban Nha, Viettel High Tech (thành viên của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel)) cùng Qualcomm công bố nghiên cứu, sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G (32 phát, 32 thu) đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset ASIC theo tiêu chuẩn Open Ran của Qualcomm. Đây là bước đột phá, mở ra cơ hội thay đổi ngành công nghiệp sản xuất thiết bị hạ tầng mạng viễn thông do có khả năng giảm giá thành, xóa bỏ sự lệ thuộc vào chipset độc quyền của các nhà sản xuất thiết bị khác trên thế giới.

Theo đó, Viettel High Tech là đối tác đầu tiên của Qualcomm trên thế giới hoàn thành chế tạo khối thu phát vô tuyến trạm 5G sử dụng chipset QRU100 5G RAN của Qualcomm chỉ sau 7 tháng hợp tác, hai bên cũng đang phối hợp tích hợp khối thu phát vô tuyến với khối xử lý băng gốc sử dụng chipset X100 5G RAN Qualcomm. Đội ngũ kỹ sư của Viettel High Tech đã cùng tham gia vào quá trình nghiên cứu, đưa ra những phương án tối ưu và hoàn thành sản xuất bo mạch hoàn chỉnh cho trạm thu phát 5G trong thời gian chỉ bằng 1/3 so với quy trình phát triển thông thường. Đây là kết quả vượt xa kỳ vọng của Qualcomm, tập đoàn sản xuất chip viễn thông hàng đầu thế giới.

Thiết bị này hỗ trợ tất cả các tính năng quan trọng yêu cầu công nghệ phức tạp như Massive MIMO, Beamforming, Dynamic Spectrum Sharing (DSS). Đặc biệt, thiết bị có hiệu năng vượt trội đạt 400MHz, 16 layers Dowlink, 8 layers Uplink, hỗ trợ cả Sub-6 và mmWave.

Viettel và Qualcomm công bố sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G ảnh 1

Trong khi các vendor lớn trên thế giới sử dụng chip công nghệ 7nm thì Qualcomm sử dụng công nghệ 4nm tiên tiến nhất trên thế giới giúp tiết kiệm tới 20% năng lượng tiêu thụ trên mỗi cell.

Tuân theo tiêu chuẩn mở Open RAN, thiết bị 5G của Viettel có khả năng tích hợp chéo với các phần tử mạng của các nhà cung cấp khác nhau. Giải pháp này sẽ giúp các nhà mạng triển khai mạng 5G với tốc độ cao, vùng phủ rộng, độ trễ thấp trong khi đó vẫn duy trì được chi phí đầu tư (CAPEX) và vận hành (OPEX) ở mức hợp lý. Hai bên sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm và đưa vào thử nghiệm trên mạng lưới Viettel vào quý IV/2023. Viettel sẽ đưa thiết bị vào mạng lưới của mình tại 11 thị trường đầu tư và sẵn sàng cung cấp cho các nhà khai thác khác trên toàn cầu.

Tiếp theo thành công này, Viettel sẽ hoàn thiện thiết bị 5G (64 phát, 64 thu) để phục vụ các nhà mạng phát sóng vào những khu vực có nhiều nhà cao tầng cần phủ cao và sâu.

Ông Nguyễn Vũ Hà, Tổng giám đốc Viettel High Tech cho biết: “Với lợi thế khác biệt của Viettel vừa là nhà mạng vừa là đơn vị phát triển sản phẩm 5G, chúng tôi có điều kiện về hạ tầng mạng lưới và trải nghiệm thực tế để đẩy mạnh quá trình phát triển và triển khai các thành phần khác nhau của một mạng 5G theo chuẩn OPEN RAN. Kết quả hợp tác với Qualcomm sẽ thúc đẩy tiến trình thương mại hóa sản phẩm 5G của Viettel trên diện rộng”.

Ông Durga Malladi, Phó Chủ Tịch Cao Cấp, Tổng Giám đốc 5G của Qualcomm nhận định: “Chúng tôi luôn luôn hướng tới việc phá vỡ các giới hạn về mặt công nghệ để cung cấp cho đối tác các giải pháp tiên tiến nhất. Từ đó họ có thể đem đến trải nghiệm 5G đỉnh cao cho khách hàng. Mối hợp tác với một công ty hàng đầu như Viettel là minh chứng cho tính ưu việt trong các giải pháp của chúng tôi trong quá trình triển khai những mạng 5G thế hệ mới”.

Bình luận
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
Cú sốc thuế quan với quốc gia "chưa ai từng nghe đến"
(Ngày Nay) - Nhờ Tổng thống Trump, giờ đây chúng ta biết rằng Maseru là thủ đô của Lesotho, rằng đói nghèo đang hoành hành một nửa dân số của quốc gia này, và rằng tỷ lệ mắc HIV/AIDS tại đây thuộc loại cao nhất thế giới.
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết
(Ngày Nay) - Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
Việt Nam - Điểm đến không thể bỏ lỡ trong thiên niên kỷ mới
(Ngày Nay) - Triển lãm du lịch và kỳ nghỉ lần thứ 28 của Canada được tổ chức vào cuối tuần qua với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Việt Nam, đại diện các đoàn ngoại giao quốc tế, các công ty lữ hành, hãng hàng không và các nhà điều hành dịch vụ du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Ấn Độ ra mắt Khung năng lực AI nhằm chuyển đổi dịch vụ công
Với hơn 3,1 triệu công chức, Ấn Độ đã thực hiện một bước tiến táo bạo hướng tới quản trị dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua việc công bố một khung năng lực toàn diện nhằm nâng cao năng lực AI trong toàn bộ khu vực công. Dựa trên Khung năng lực về AI và chuyển đổi số dành cho công chức do UNESCO ban hành, Ấn Độ đang khẳng định vị thế tiên phong trong việc tích hợp AI vào phát triển năng lực hành chính công trên quy mô lớn, với trọng tâm đặt vào nguyên tắc đạo đức và quyền con người.
Bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO (bên phải).
Tái khẳng định sứ mệnh bền vững của UNESCO: Khơi dậy tinh thần hòa bình thông qua hợp tác trí tuệ
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh thế giới đầy biến động, khi xung đột leo thang và niềm tin vào hợp tác quốc tế bị lung lay, sứ mệnh bền vững của UNESCO - thúc đẩy hòa bình thông qua tình đoàn kết trí tuệ và đạo đức - chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiện nay. Đó là những lời mở đầu trong bài phát biểu của bà Simona-Mirela Miculescu, Chủ tịch khóa họp thứ 42 của Đại hội đồng UNESCO, tại phiên Toàn thể của Khóa họp thứ 221 Hội đồng Chấp hành UNESCO.